Sang Trung Quốc chữa ung thư tìm lại được hy vọng sống

   Tôi được nghe câu chuyện về cụ Nguyễn Thị Biên tại câu lạc bộ ung thư vào ngày đầu câu lạc bộ này được thành lập. Khi đó, chuyện về cụ đơn giản chỉ là câu chuyện truyền miệng mà các bệnh nhân ngồi kể với nhau.

Một cụ bà đã gần tám mươi tuổi, ung thư di căn vào tận xương, ngỡ như chỉ nằm chờ chết nhưng con gái cụ vẫn nhất quyết chạy chữa cho mẹ và điều kì diệu không thể đặt tên đã xảy ra, sau khi trở về từ Trung Quốc sau đợt chữa bệnh kéo dài hai mươi mốt ngày, mẹ chị đã thoát khỏi những đau đớn và mẹ khỏe mạnh như thể một người già không mang bệnh...

Người bệnh kể chuyện

Thường thì tôi không tin nhiều vào những câu chuyện truyền miệng bởi “tam sao thất bản”, một câu chuyện được kể ra bởi người này rồi lại đến người khác kể thì ít nhiều thông tin trong đó sẽ sai lệch đi.

Thế nên câu chuyện về cụ Nguyễn Thị Biên tôi chỉ nghe để vậy, thi thoảng kể cho những người bị ung thư nghe để họ có thêm quyết tâm để chữa bệnh cho đến khi tôi được gặp cụ và nghe chuyện của cụ do chính cụ và con gái cụ kể ra.

Đó là một câu chuyện gây nhiều ngạc nhiên và bất ngờ bởi khi bắt đầu, chị Bùi Hằng Nga, con gái cụ và còn cả những người con khác của cụ cũng không tin được cụ có thể hồi phục và trở về từ Trung Quốc.

  Cụ Nguyễn Thị Biên khỏe mạnh bên cạnh con gái.

Cụ Nguyễn Thị Biên

Chị Bùi Hằng Nga kể, mẹ chị mang nhiều bệnh trong người. Năm bốn chín tuổi, cụ Biên đã phải cắt toàn bộ tử cung và hai buồng trứng của mình đến năm 1995, cụ phát hiện ở ngực mình có u cứng nên đã thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ hai bên vú.

Bệnh tật đến đó vẫn chưa hết. Bố chị Hằng mất hồi tháng năm năm ngoái, mẹ chị lại phát hiện có u ở thực quản. Đây là u cơ bó chặt, rất cứng. Nó chặn thực quản của cụ khiến cụ không thể ăn được gì. Đến việc uống nước, cụ cũng không thể làm.

Cụ phải đặt ống xông để bơm thức ăn vào thẳng trong dạ dày. Chị Nga cho biết: “Khi ấy, mẹ tôi rất yếu. Cụ chỉ nằm và thở hắt ra. Ai đến chơi cũng không thể trò chuyện được”.

Chị đưa mẹ đi khám ở bệnh viện Việt Pháp, các bác sĩ nói u thực quản quá cứng, mẹ chị lại yếu nên họ không thể can thiệp để đặt ống xông cho cụ ăn uống được.

Đưa mẹ đi khám nhiều bệnh viện, câu trả lời mà chị nhận được vẫn là khó có thể can thiệp vào khối u ở thực quản. Giường đã chẳng còn con đường nào để chạy chữa cho mẹ chị.

Nghe theo lời của vài người bạn nữa đã từng sang Trung Quốc để chữa ung thư, chị Nga quyết định đến văn phòng tư vấn của một bệnh viện Trung Quốc tại Hà Nội để quyết định xem có nên đi hay không. Chị đưa cả mẹ đi cùng. Mẹ chị khi đó rất yếu, chị phải dùng dây để buộc mẹ vào người mình để giữ.

Bố chị khi ấy vừa mất. Chị không muốn một năm mà phải chịu hai cái tang nên chị quyết tâm cho mẹ đi. Mà hơn hết, chị Nga thương mẹ quá vì mẹ chị đến lúc được sướng thì không được sướng lại đau ốm luôn.

Ngày trước, bố mẹ chị cùng năm anh chị em chị phải sống trong một ngôi nhà chật hẹp, bố mẹ chị mấy chục năm ki cóp mới xây được nhà. Chưa được an nhàn tuổi già thì bệnh tật lại ập vào người.

Cuộc sống trở lại


  Cụ Nguyễn Thị Biên làm công việc nấu nướng.

Vì không có điều kiện nên khi sang Quảng Châu chữa ung thư, chị và mẹ phải đi ô tô. Cụ rất yếu. Chị Nga nói “mẹ tôi phải bò qua biên giới”. Cụ Biên có nhiều bệnh. Cụ có hai u gan, tim bị dính màng xung quanh, ung thư di căn, phổi cũng có vấn đề.

Sau khi khám cho cụ, các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị kèm theo chi phí để gia đình sẽ quyết định có thực hiện điều trị hay không. Chị đồng ý với phương pháp bắn bốn mươi viên hạt nhân vào hai u gan và thắt nút mạch.

Hai mẹ con chị ở một phòng với đầy đủ tiện nghi: điều hòa, tủ lạnh, phòng bệnh khép kín. Sáng nào cũng có bốn cô ý tá và một phiên dịch viên đến tận giường bệnh để hỏi thăm sức khỏe của cụ Biên: “Bà có ngủ được không? Bà có ăn được không?..”.

Các bác sĩ cũng đến thăm bệnh nhân hàng ngày. Mỗi ngày hai lần, vào buổi sáng và buổi chiều. Chị Nga tâm sự:

“Phó giám đốc bệnh viện ung bướu hiện đại Quảng Châu cũng đến thăm mẹ tôi. Cả bác sĩ trưởng khoa cũng đến. Không phải mỗi mình mẹ tôi mà các bệnh nhân khác cũng được đối xử như vậy. Các bác sĩ và y tá tận tình lắm. Họ cũng biết một chút tiếng Việt để trò chuyện với bệnh nhân”.

Mẹ con chị Nga ở tầng sáu. Bệnh viện hiện đại có bếp cho người nhà bệnh nhân nấu nướng. Chị Nga thường đi chợ mua thịt, tim về hầm nhừ với táo đỏ cho mẹ ăn. Cụ Biên phải truyền hóa chất nên cần ăn nhiều để có sức khỏe chống lại với những mệt mỏi và những tác dụng phụ từ hóa chất.

Một ngày cụ được truyền bảy đến tám chai nước hoa quả để giải độc. Người có bệnh thường hay cáu gắt, khó chịu. Có lúc cụ giật hết kim truyền ra vì quá mỏi và mệt. Các cô ý tá đồng ý tháo kim truyền cho cụ rồi hai, ba tiếng sau lại vào dỗ để cụ đồng ý truyền tiếp.

Kết thúc hai mươi một ngày điều trị, đúng theo phác đồ điều trị, chị Nga đưa mẹ về nhà. “Khi ấy tôi còn không có đủ tiền mua vé xe để về nên mọi người góp tiền vào cho tôi” – Chị Nga kể.

Cụ Biên còn sống để về được tới nhà đã gây cho mọi người không ít ngạc nhiên. Tuy vậy, khi ấy cụ vẫn còn rất yếu. Mọi người nghĩ cụ cũng chỉ có thể sống tính theo ngày hoặc cùng lắm là sống được thêm một tháng, không ai nghĩ cụ có thể khỏe lại.

Về Việt Nam, cụ vẫn dùng thuốc theo đơn của bệnh viện. Các bác sĩ nói thuốc đó có thể mua ở Việt Nam nên cụ chỉ cần mang đơn về rồi đi mua thuốc. Sức khỏe trở lại với cụ Biên từng bước một. Đầu tiên là cảm giác muốn nhai.

Cụ muốn được nhai và nuốt thức ăn như người bình thường. Chị Nga thường nấu nhừ thức ăn cho mẹ mình ăn. Dần dần cụ nhai và nuốt được. Đến giờ thì cụ ăn được hai bát cơm mỗi ngày. Hàng xóm nhìn thấy cụ đi lại khỏe mạnh thậm chí còn không thể tin nổi, cứ luôn miệng hỏi: “Sao bà lại đi được thế này? Bà đi được thật à?”.

Sau khi ra viện, các bác sĩ vẫn gọi điện để hỏi thăm sức khỏe của cụ, hễ có dịp sang Việt Nam, bác sĩ còn đến tận nhà để thăm cụ. Các nhân viên tư vấn của bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu theo một khoảng thời gian nhất định sẽ gọi điện để nắm bắt được tình hình sức khỏe của bệnh nhân và ghi lại rõ ràng vào sổ điều trị.

Nhớ lại lúc mới sang Trung Quốc chữa ung thư, chị và mẹ đi ô tô, không có điện thoại nên người nhà không thể liên lạc được. Mọi người rất lo lắng. Một nhân viên tư vấn của bệnh viện đã gọi điện cho công ty xe khách rồi từ đó xin số điện thoại của người lái xe.

Nhân viên này phải gọi cho người lái xe, miêu tả hình dáng của chị Nga và mẹ chị để nhờ lái xe chuyển lời nhắn, nói chị mở điện thoại để người nhà liên lạc cho bớt lo lắng.

Chỉ cần qua hành động đó là đủ để thấy sự nhiệt tình của nhân viên bệnh viện đối với bệnh nhân của mình. Sự nhiệt tình nhất thiết phải được thể hiện bằng hành động, không thể chỉ qua lời nói.

Có quá nhiều điều kì diệu trong cuộc sống. Việc có thể trở lại với cuộc sống sau căn bệnh ung thư đã di căn tới tận xương của cụ Biên cũng có thể coi là một điều kì diệu.

Sự quyết tâm chạy chữa cho mẹ của chị Nga đã thành công và niềm tin của chị đã được đặt đúng chỗ. Điều kì diệu được tạo nên bởi rất nhiều con người – Những người tin vào sự sống và hết lòng vì sự sống!

Bài viết từ lấy từ:https://phunutoday.vn/suc-khoe/cach-chua-benh/201206/Chua-ung-thu-o-Trung-Quoc-Khi-su-song-tro-lai-2163608/

Triệu
chứng
Chẩn
đoán
Điều trị
ung thư

Năm 2005, Thành lập bệnh viện
Năm 2005, Trở thành bệnh viện chỉ định duy nhất của hiệp hội liên hợp Trung Âu
Năm 2010, Tham gia Hội nghị chống ung thư thế giới lần thứ 21
Năm 2011, Tổ chức hội nghị học thuật điều trị ung thư bằng phương pháp xâm nhập tối thiểu
Năm 2013, Hợp tác và phát triển y học Việt - Trung
Năm 2013, Trao tặng yêu thương đến những trẻ em mồ côi tại chùa Bồ Đề
Năm 2014, Từ khi thành lập đến nay, các văn phòng đại diện trên toàn cầu đã cùng nhau tổ chức 100 buổi hội thảo sức khỏe.