Trần Thị Điệp không chỉ là một người mẹ tốt, chăm chỉ và tốt bụng, mà cô còn là một doanh nhân thành đạt, có một ý chí kiên cường. Có lẽ, chính hai vai trò này khiến cô luôn phải làm việc cật lực, phải cân bằng giữa cả hai bên để đat được những điều tốt đẹp nhất. Khi căn bệnh ung thư vú bất ngờ xuất hiện, đã từng khiến cho cô mất đi lý trí, lo lắng bất an, nhưng cô đã đặt hết tâm huyết vào công việc nên căn bệnh quái ác không gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của cô . Đối mặt với những thách thức từ gia đình, sự nghiệp và bệnh ung thư, Trần Thị Điệp phải làm thế nào? Cô ấy đã trở thành người phụ nữ mạnh mẽ ra sao?
Lần đầu tiên gặp Trần Thị Điệp, với mái tóc ngắn năng động, khuôn mặt hồng hào, trang điểm tinh tế, mặc bộ váy màu xanh in họa tiết đỏ, đã khiến cho tất cả mọi người có mặt ở đó đều không nghĩ rằng cô là một bệnh nhân 57 tuổi và đã bị ung thư vú 8 năm. Trong ánh mắt của cô hiện lên vẻ bình tĩnh và tự tin của một doanh nhân. Cô kể cho chúng tôi nghe câu chuyện “cuộc chiến 8 năm chống lại bệnh ung thư” mà vẫn bình tĩnh như đang kể chuyện của người khác vậy.
“8 năm trước, vào tháng 1 năm 2006 khi cảm thấy đau bên vú trái, tôi đã đến bệnh viện để làm sinh thiết và CT, được chẩn đoán là ung thư vú. Khi nhận được tin này tôi đã rất bàng hoàng giống như “sét đánh giữa trời quang” vậy. Tôi vô cùng hoảng loạn, tinh thần xuống dốc, không biết phải làm gì cả. Trong bao nhiêu năm làm kinh doanh, tôi cũng đã từng trải qua nhiều sóng gió, gặp rất nhiều gian nan khổ ải, nhưng chưa có điều gì khiến tôi buồn như khi tôi biết mình bị ung thư.
Dược thảo cũng chỉ giúp tôi đỡ đau chút ít chứ bệnh tình chẳng có chút cải thiện nào cả. Tháng 9 năm 2006, tôi tiếp nhận điều trị ở bệnh viện Ung bướu tại Việt Nam, làm phẫu thuật cắt bỏ truyền thống, và 6 lần hóa trị, 25 lần xạ trị. Do tác dụng phụ của xạ trị mà bị rung hết tóc. Nói thực, tôi cũng giống như bao người phụ nữ khác, thích tóc dài tha thướt, nhưng giờ đây tóc rất khó để mọc dài được.”
“Sau đó, tôi uống thuốc nội tiết trong vòng 5 năm. Đến năm 2011, qua lời giới thiệu của bạn bè, tôi đến tái khám ở bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu và nhận điều trị miễn dịch sinh học 2 lần.
“Tháng 12 năm 2013, có một ngày tôi lên cơn đau bụng dữ dội, đến tái khám ở bệnh viện Hiện Đại và phát hiện có nhiều di căn ở phúc mạc, khối u gây ra cổ chướng diện rộng, chỉ điểm khối u rất cao. Đội ngũ MDT của bệnh viện Hiện đại Quảng Châu lập tức thiết lập cho tôi một phác đồ điều trị đặc biệt. Thông qua 6 lần điều trị can thiệp, và 4 lần điều trị miễn dịch sinh học nhắm mục tiêu, kết hợp với thuốc Đông y, cổ chướng biến mất, chỉ điểm khối u cũng giảm đi rõ rệt. Khi bác sĩ điều trị chính cho tôi nói rằng khối u đã giảm đi hơn 95%, tôi cảm thấy thoải mái và phấn khởi hơn bao giờ hết. So với hóa xạ trị truyền thống ở Việt Nam thì các phương pháp điều trị vết thương nhỏ mang lại hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ.”
Trần Thị Điệp là một doanh nhân, cô tự cho rằng mình là một người mạnh mẽ. Tất nhiên trên con đường này không thể thiếu được sự động viên và khích lệ của chồng cô. Dù đang trong lúc ốm đau, cô cũng vẫn không quên công viêc.
Vừa chữa bệnh lại vừa làm việc, là cuộc sống của cô sau khi mắc bệnh ung thư. Trần Thị Điệp chưa từng cảm thấy mệt mỏi vì công việc. Cô nói “ Làm việc khiến tôi quên đi bệnh tật. Công việc cũng là một trong những động lực giúp tôi chiến đấu với căn bệnh này.”
Về “cuộc chiến chống lại bệnh ưng thư” 8 năm của mình, Trần Thị Điệp muốn gửi lời tới những bệnh nhân ung thư khác, “Đừng nghĩ rằng cứ mắc ung thư thì coi như sẽ chết, chỉ cần tin tưởng vào khoa học, sử dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến, đồng thời dồn tâm trí vào công việc và những việc có ý nghĩa , gạt bỏ sức ép từ ung thư, tôi tin rằng căn bệnh này cũng không quá đáng sợ!”