Ngày 4/7/2013, Vương Hoan người dẫn chương trình của kênh truyền hình Trung ương đã ra đi ở tuổi 41. Nói đến ung thư tuyến vú, thông thường chúng ta có thể nghĩ đến những cái tên như là Asan, Trần Hiểu Húc, Diệp Phàm, Lý Viện Viện, Thái Cầm, Uông Minh Toàn, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Nancy Reagan. Trong số họ có người chiến thắng được căn bệnh ung thu vú, cho đến nay vẫn sống mạnh khỏe, một số người vì chậm trễ trong việc điều trị mà đã bị căn bệnh này cướp đi sinh mạng.
Ung thu vú là “sát thủ hàng đầu” đe dọa sức khỏe nữ giới, trong 10 năm gần đây ở các thành phố lớn của Trung Quốc tỷ lệ phát bệnh ung thư vú tăng lên 37%, đồng thời tăng lên nhanh chóng với tốc độ trung bình 3% / năm, ước tính mỗi năm có khoảng hơn 40 ngàn phụ nữ chết vì căn bệnh này, và tuổi phát bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Trong trận chiến không khói súng chống ung thư vú của phụ nữ, một Dải lụa hồng đã ra đời vào năm 1992. Đây là dải lụa hồng phấn nho nhỏ được Evelyn Lauder và bà Alexandra Penney chủ biên tập tạp chí Self của Mỹ thiết kế, cho đến nay đã trở thành biểu tượng của hoạt động chống ung thư vú trên toàn cầu, dùng trong việc tuyên truyền “Dự phòng sớm, phát hiện sớm, điều trị sớm”, nó nhắc nhở các chị em phụ nữ rằng: Chăm sóc bản thân, chăm sóc bầu ngực.
Thông qua câu chuyện của bệnh nhân ung thư vú người Indonexia ở Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu lần này, để truyền đạt thông điệp của chiến dịch Dải lụa hồng, kêu gọi chị em phụ nữ nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bầu ngực, học hỏi những biện pháp cơ bản để chăm sóc bầu vú trong cuộc sống thường ngày, hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, phòng ngừa có hiệu quả sự phát sinh bệnh tật cho bầu ngực.
Tháng 5/2013, cô Lori (tên đã được thay đổi) từ Jakarta Indonexia, đã đến Bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu. Vào đầu năm 2013, cô Lori cảm thấy đau bầu vú trái, đi khám tại bệnh viện địa phương, thì phát hiện có khối u 1 cm ở bầu vú trái, được chẩn đoán là ung thư vú thể ống tuyến xâm nhập. Bệnh viện tại Indonexia đã kiến nghị nên cắt bỏ vú trái, nhưng Lori không muốn tiếp nhận phương pháp phẫu thuật này.
Phẫu thuật cắt bỏ là liệu pháp thường gặp trong điều trị ung thư vú. Phẫu thuật “dọn sạch triệt để” truyền thống là cắt bỏ toàn bộ vú và cơ ngực lớn, cách điều trị này đã gây nên nỗi đau không nói thành lời cho các bệnh nhân nữ, làm tổn thương cả về sức khỏe lẫn tinh thần của họ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Chuyên gia Ung bướu Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu cho biết, hiện nay đã có đề xuất phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo ngực được tiến hành trong cùng một lần, phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối ung thư cùng lúc với tái tạo lại bầu ngực có thể đem lại hiệu quả thẩm mỹ cho bộ ngực của người bệnh ở một mức độ nhất định, đồng thời phẫu thuật bảo toàn vú cũng có thể đảm bảo cắt hoàn toàn khối u, giảm thiểu sự di căn và tái phát, giúp bệnh nhân tránh được nỗi đau mất đi bầu ngực.
Tháng 5, Lori đến Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu, khi đó khối u ở vú trái của cô đã lớn khoảng 2 cm.” Rất nhiều phụ nữ sau khi cắt bỏ bầu ngực, đã phải chịu một cú sốc về cả thể chất lẫn tinh thần. Tỷ lệ phát sinh trở ngại tâm lý ở bệnh nhân ung thư vú cao hơn rất nhiều so với các bệnh ung bướu ác tính khác”. Giáo sư Vương Hân khoa ung bướu Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu cho biết, bất luận là tái tạo bầu ngực một thì (cắt bỏ vú đồng thời với tái tạo vú), hay là tái tạo bầu ngực hai thì (cắt bỏ vú trước sau đó một thời gian thì tái tạo vú), đều cần phải suy xét đến tỷ lệ sinh tồn và tỷ lệ tái phát cho người bệnh, đồng thời phải chú ý đến cả chức năng chi thể và vẻ đẹp thẩm mỹ sau phẫu thuật. Dù là phẫu thuật bảo toàn vú hay là phẫu thuật tái tạo vú, thì cùng với việc giảm thiểu đau đớn và chi phí cho người bệnh, việc trả lại sự tự tin cho bệnh nhân nữ cũng là điều vô cùng cần thiết.
Được biết, bệnh ung thư vú giai đoạn đầu là có thể chữa khỏi được. Bệnh nhân nữ bị ung thư vú, không nhất thiết là phải cắt bỏ vú, điều quan trọng là phải được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Kêt hợp khoa học và nhân văn, là khái niệm mới trong dự phòng và điều trị ung thư vú ngày nay. Giáo sư Vương Hân nói, những năm gần đây phẫu thuật bảo toàn vú, phẫu thuật điều trị ung thư vú đồng thời với tái tạo vú được phát triển nhanh, không giống như phẫu thuật cắt bỏ vú ”dọn sạch triệt để” thường thấy ở những năm đầu. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn trong điều trị ung thư vú giai đoạn sớm là khi phát hiện ung thư vú liền cắt bỏ tuyến vú, cơ ngực lớn, cơ ngực bé và nạo vét hạch dưới đòn, hạch nách để tránh tái phát, Bệnh viện Hiện Đại từ lâu đã không còn áp dụng phương pháp này nữa.”
Cắt bỏ vú và tái tạo vú cùng một lần sẽ tốt hơn.
Lori được tái tạo vú ngay sau khi cắt bỏ vú, phẫu thuật vừa có thể giúp cắt bỏ hoàn toàn khối ung thư, lại vừa có thể khôi phục hình tượng cơ thể người phụ nữ cho bệnh nhân này khiến Lori rất hài lòng. Lori là một bệnh nhân ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn sớm. Ung thư vú phát hiện càng sớm, thì những tổn thương trong phẫu thuật tái tạo sẽ càng nhỏ, sẹo để lại cũng sẽ bé hơn. ”Chúng tôi sẽ tùy tình hình mà giúp bệnh nhân lựa chọn những vị trí kín đáo, lựa chọn cách phẫu thuật với đường rạch kín đáo có thể giấu sẹo rất hữu hiệu.” Giáo sư Vương Hân cho biết, nếu xét về thời gian phẫu thuật, sẽ có hai phương pháp tái tạo bầu vú, một loại là phẫu thuật cắt bỏ vú và tái tạo vú được tiến hành đồng thời, đây được gọi là tái tạo vú tức thì. Còn một loại khác là sau khi cắt bỏ bầu vú, hóa xạ trị xong mới tiến hành tái tạo bầu vú, đây gọi là tái tạo vú có trì hoãn”. Thông thường mà nói, chỉ có ung thư vú phát hiện tương đối sớm, đường kính khối u tương đối nhỏ mới thích hợp để tiến hành tái tạo vú tức thì. Tái tạo vú có trì hoãn, nếu cần phải xạ trị, bởi xạ trị làm tổn thương tổ chức da tương đối lớn, cho nên đều cần sau xạ trị khoảng 1 năm mới có thể tiến hành tái tạo vú có trì hoãn. Nếu là hóa trị thì sau nửa năm kể từ lần hóa trị cuối là có thể tiến hành.
Tái tạo bầu vú, dùng vật liệu nhân tạo hay mô tự thân?
Lựa chọn vật liệu nhân tạo trong phẫu thuật tái tạo vú của Lori là túi độn ngực silicon. Loại túi độn ngực silicon này đã được dùng khoảng mười mấy năm rồi, thực tế chứng minh là rất an toàn. “ Từ tổ chức ứng dụng mà nói, tái tạo vú chia làm hai loại: một loại là dùng vật liệu nhân tạo, nguyên lí tương tự như nâng ngực, dùng silicon để làm đầy; một loại khác là dùng chính tổ chức mô cơ của cơ thể người bệnh, thường là sau khi mô cơ vùng bụng lưng, mông được cấy vào vùng ngực của bệnh nhân, mới tiến hành thông nối mạch máu và tạo hình. Sử dụng vật liệu độn nhân tạo thì vùng vú cần phải là một khoang trống nhất định, mô ngực bệnh nhân phải dày trên 1 cm mới có thể đặt được túi độn ngực, người gầy không thích hợp với phương pháp này, mà sử dụng mô tự thân thay cho độn ngực nhân tạo, bên ngoài trông sẽ giống như thật, do vậy đòi hỏi tổ chức cơ phải đủ độ dày, tương đối thích hợp với bệnh nhân trẻ tuổi mà da vùng bụng lỏng lẻo hoặc vùng lưng dày.
Tỉnh dậy sau phẫu thuật, Lori vẫn còn một cặp vú hoàn chỉnh. Cô không phải chịu sự đau đớn của hai lần phẫu thuật, cũng không phải chịu cảm giác mất mát khi mất đi bầu ngực của mình.Sau khi làm phẫu thuật xong, Lori đã xuất viện về Indonexia, bởi sau khi tái tạo vú thường thì không cần phải chăm sóc đặc biệt. Túi độn ngực dùng trong tái tạo vú và nâng ngực có khác nhau, không cần phải định kỳ massage, cũng không cần phải làm bất kỹ một chế độ chăm sóc đặc biệt nào. Cô chỉ cần đến Bệnh viện Hiện Đại để kiểm tra sau một thời gian.
Tái tạo vú có làm tái phát ung thư vú không?
Như vậy tái tạo vú có làm tái phát ung thư vú không? Giáo sư Vương Hân cho biết: “ Cho tới nay không có căn cứ nào chứng minh việc đặt túi độn ngực trong tái tạo vú có tác dụng thúc đẩy khối u, không làm gia tăng nguy cơ tái phát ung thư vú. Đồng thời tái tạo vú không làm ảnh hưởng tới việc điều trị tận gốc bệnh ung thư vú, triệt để hơn so với phẫu thuật bảo toàn vú, bởi một vùng tuyến vú bị ung thư có nhiều điểm phát, cắt bỏ toàn bộ mô vú có thể làm giảm thấp nguy cơ tái phát bệnh; đồng thời việc tái tạo vú cũng không gây ảnh hưởng đến hóa xạ trị sau phẫu thuật ung thư vú.
Lori bị ung thư vú giai đoạn 2, có thể nói là “Trong cái rủi có cái may”. Bác sĩ điều trị của Lori Dương Cương cho biết: “ Cô ấy đã rất bình tĩnh cho đến khi làm xong thủ thuật. Nếu làm xong thủ thuật cắt bỏ, cơ thể sẽ không còn trọn vẹn, cú sốc này sẽ làm bệnh nhân đau đớn. Còn tái tạo vú sẽ đem lại cho người bệnh một cảm giác mới mẻ, bầu ngực được khôi phục, không những khôi phục về thể chất, mà còn cả về tinh thần của cô ấy nữa. Ngoài ra phẫu thuật loại này để lại vết thương rất nhỏ, ít gây khó chịu cho người bệnh, và cũng không làm tăng nguy cơ tiến triển của bệnh tật.
Đối với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn muộn, những năm gần đây, do hóa trị bằng hóa chất mới, ứng dụng phương án và sách lược điều trị mới, đã cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, thậm chí một số người bệnh còn sống được rất lâu. Giáo sư Vương Hân nói: “Không thể so sánh thời gian sống của các loại bệnh u ác tính khác với ung thư vú, thời gian sống của ung thư phổi, ung thư gan, ung thư tuyến tụy được tính bằng tháng, nhưng ung thư vú có thể thống kê theo 5 năm hay 10 năm. Thời gian sống sau phẫu thuật là khá dài, việc tái tạo vú có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh hơn rất nhiều.”
Mẹo nhỏ:
Làm thế nào để bầu ngực không trở nên “ nguy hiểm”
Ung thư vú là một loại u ác tính thông thường hay phát sinh ở lớp biểu mô ống tuyến vú. Khi vùng vú có những dấu hiệu nguy hiểm sau đây, cần đặc biệt cảnh giác:
★ Có u cục ở vú là triệu chứng thực thể quan trọng nhất của ung thư tuyến vú. Phụ nữ trên 30 tuổi, nếu có u vú, u cứng mà không di động, không có cảm giác đau (khoảng 4/5 ung thư vú không gây đau), cần cảnh giác cao độ xem có phải đã mắc ung thư vú hay chưa.
★ Khi đầu vú tiêt dịch, chảy máu, đặc biệt là phụ nữ trung tuổi trở lên có tiết dịch trong như nước, màu vàng, màu đỏ sẫm, dịch như máu, càng phải nghĩ đến ung thư vú.
★ Núm vú lõm xuống, có những biến đổi bất thường ở vùng da vú, da vú có nhiều những nốt nhỏ cứng cứng hoặc sần sùi như vỏ cam, cũng cần đề phòng xem có phải bị ung thư vú hay không.