Ung thư phổi là loại u phổi ác tính nguyên phát thường gặp nhất, phần lớn ung thư phổi bắt nguồn từ biểu mô phế quản, còn được gọi là ung thư phổi phế quản. Gần 50 năm nay, tỷ lệ phát bệnh và tử vong đối với căn bệnh này gia tăng nhanh chóng; trong số các bệnh nhân chết vì ung thư, tỷ lệ bệnh nhân chết vì ung thư phổi chiếm vị trí hàng đầu. Với sự phát triển không ngừng của y học, phương pháp điều trị can thiệp xuất hiện đã mang đến những tín hiệu tốt lành cho bệnh nhân ung thư.
Điều trị can thiệp là phương pháp và kỹ thuật sử dụng thiết bị chẩn đoán X quang, đưa các ống dẫn đặc biệt hoặc tiêm vào cơ thể, thực hiện một kỹ thuật mới cho các loại điều trị. Hiện nay phương pháp can thiệp ứng dụng cho bệnh ung thư phổi có ba loại: truyền các thuốc chống ung thư qua động mạch, phương pháp thuyên tắc động mạch và thuật giảm lực ống dẫn.
Điều trị can thiệp ung thư phổi nguyên phát, đặc biệt là với các loại ung thư ở trung tâm phổi, và việc cung cấp máu từ động mạch đến phế quản khi tiêm thuốc chống ung thư vào sẽ khiến nồng độ thuốc ở khu vực khối u tăng lên, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt những phản ứng bất lợi của thuốc. Điều trị truyền động mạch phế quản trong phương pháp can thiệp ung thư phổi có hiệu quả trong việc nâng cao gấp đôi nồng độ thuốc cục bộ, khả năng tiêu diệt tế bào ung thư tăng lên 10 lần. Trong đó, thời gian điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối bằng thuốc chống ung thư đưa vào ống dẫn không những có tác dụng điều trị ung thư tại chỗ mà còn có thể xâm nhập vào van phổi, trung thất di căn, hơn nữa lượng thuốc sử dụng ít và ít phản ứng phụ tới toàn cơ thể.
1.Nó không đòi hỏi phải phẫu thuật gây tổn thương khi tiếp xúc, bình thường chỉ cần một vết rạch khoảng vài mm là đã có thể hoàn tất việc chữa trị, vết thương trên da nhỏ và đảm bảo tính mỹ quan.
2.Đa số bệnh nhân chỉ cần gây tê cục bộ mà không phải gây tê toàn cơ thể, từ đó giảm thiểu được những nguy hiểm của việc gây tê.
3.Tổn thương nhỏ, hồi phục nhanh, hiệu quả như ý, ít ảnh hưởng tới khí quản của toàn cơ thể
4.Hiện nay, với những khó khăn của điều trị u phổi ác tính thì phương pháp can thiệp lại có khả năng dùng thuốc để hạn chế những tai biến của bệnh, giảm bớt tác dụng phụ đối với các cơ quan khác và toàn cơ thể.
1.Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đã mất cơ hội phẫu thuật ngoại khoa.
2.Bệnh nhân không thể tiếp nhận việc phẫu thuật ngoại khoa.
3.Bệnh ung thư phổi trong giai đoạn khó phẫu thuật ngoại khoa, trước khi phẫu thuật tiến hành phương pháp can thiệp để thu nhỏ khối u một thời gian ngắn sau đó mới tiến hành phẫu thuật nhằm giảm bớt những khó khăn trong phẫu thuật và nâng cao hiệu quả ( tương đương với hóa trị liệu hỗ trợ trước khi phẫu thuật ngoại khoa).
4.Bệnh nhân ung thư phổi bị ho ra máu, có thể tiến hành thuyên tắc để đạt hiệu quả kép cầm máu và chống khối u.
5.Bệnh nhân không thể tiếp nhận việc hóa trị tĩnh mạch toàn cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi.
6.Đối với những bệnh nhân có thể tiếp nhận lượng hóa trị tĩnh mạch toàn cơ thể, có thể tiến hành hóa trị can thiệp mạch máu cộng với bổ sung liều lượng hóa trị tĩnh mạch nhằm tăng hiệu quả điều trị tại chỗ và bảo đảm liều lượng cho toàn cơ thể.
7.Bệnh ung thư phổi loại trung tâm, động mạch máu cung cấp phong phú hơn và hiệu quả điều trị ung thư phổi đối với các loại xung quanh sẽ tốt hơn.
Bệnh viện ung bướu hiện đại Quảng Châu khuyến cáo: can thiệp vào mạch máu đối với ung thư phổi sẽ có vết thương, với ưu điểm tác dụng phụ thấp và hiệu quả điều trị cao, nhưng không thể thay thế được các phương pháp điều trị tổng hợp khác, vì thế đối với bệnh nhân ung thư phổi không có khả năng làm phẫu thuật ngoại khoa cần phải được sắp xếp liệu pháp điều trị hợp lý.