Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu vào giai đoạn sớm không hề có triệu chứng gì, đồng thời do không xác định được bệnh thuộc loại nào nên đã bỏ lỡ cơ hội thời kỳ điều trị tốt nhất. Vậy triệu chứng của các loại bệnh bạch cầu như thế nào?
Bệnh bạch cầu mạn phát bệnh chậm, thời kỳ đầu thường không có triệu chứng, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn trong thời gian dài cũng không có triệu chứng gì, thường họ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc do một căn bệnh nào đó cần đi khám mới phát hiện máu có vấn đề hoặc lá lách bị to, từ đó mới được chẩn đoán ra bệnh bạch cầu mạn.
Theo đà phát triển của căn bệnh, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, đổ mồ hôi nhiều hoặc đổ mồ hôi về đêm, sụt cân, hệ tuần hoàn máu vượt quá mức bình thường. Do lá lách bị sưng to nên có cảm giác vùng bụng trên bên trái chướng to, sau khi ăn chướng bụng không tiêu v.v…đây đều là những triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu mạn.
Khi kiểm tra có thể thấy được sắc mặt nhợt nhạt, xanh sao của những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn, biểu hiện rõ nhất là khi lá lách bị to, thường khi đi khám lá lách đã to ra đến rốn. Hạ xương sườn thường có cảm giác đau. Da và niêm mạc của những bệnh nhân này có thể xuất hiện những chấm đỏ li ti. Vòm mắt và trên đầu cũng xuất hiện nhiều nốt không đau.
1.Thiếu máu: Bệnh nhân do bất thường về chức năng tạo máu của tủy, các tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin giảm sản sinh nên dẫn đến thiếu máu, một nửa bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.
2.Phát sốt: bản thân bệnh bạch cầu có thể dẫn đến sốt, do hệ miễn dịch của bệnh nhân thấp, một khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì rất dễ nhiễm trùng dẫn đến sốt cao.
3.Xuất huyết: do lượng lớn tế bào bạch cầu ứ đọng và xâm lấn trong mạch máu, tiểu cầu giảm thiểu, cơ chế đông máu bất thường và nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ xuất hiện những chấm nhỏ li ti dưới da trên khắp cơ thể, những mảng tím bầm trên da, chảy máu mũi, chảy máu răng. Võng mạc xuất huyết dẫn đến mắt mờ, nội sọ xuất huyết có thể dẫn đến hôn mê thậm chítử vong.
4.Chức năng của hệ tiêu hóa bị suy kiệt: do những phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị dẫn đến chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm.
5.Tăng acid uric máu: Khi bệnh nhân tiếp nhận điều trị bằng hóa xạ trị thì sẽ xuất hiện tình trạng acid uric máu tăng lên, sử dụng corticosteroids cũng có thể gây ra acid uric tăng cao, nồng độ acid uric cao nhanh chóng được bão hòa và kết tủa dẫn đến thận bị tổn hại nhiều và hình thành sỏi, từ đó gây ra tiểu ít hoặc không có nước tiểu.
Triệu chứng thời kỳ đầu của bệnh bạch cầu ở trẻ nhỏ là sắc mặt xanh xao, mệt mỏi, tinh thần không tốt, biếng ăn, chảy máu mũi hoặc chảy máu răng v.v…
Thiếu máu: hiện tượng này xuất hiện sớm, ngày càng nặng lên, biểu hiện là sắc mặt xanh xao, yếu ớt mệt mỏi, sau khi vận động thì thở dốc, tim đập mạnh v.v…
Phát sốt: trong qutá trình bệnh thường sẽ có sốt, nhiệt độ không nhất định, sốt bất thường, thông thường không kèm theo ớn lạnh. Phát sốt do bệnh bạch cầu thường thì sốt nhẹ, điều trị bằng kháng sinh thì không có hiệu quả, dẫn đến nhiễm trùng (nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu v.v…) thì thường là sốt cao.
Xuất huyết: xuất huyết là do tế bào ung thư xâm lấn gây ức chế các megakaryocyte trong tủy, giảm sự sản sinh tiểu cầu, chức năng gan bị tổn thương, sản sinh không đủ các fibrinogen, prothrombin và Factor V Leiden; gia tăng sự thẩm thấu của các mao mạch v.v… Thường thấy là da và niêm mạc xuất huyết, biểu hiện là bầm tím, chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết đường tiêu hóa hoặc đi tiểu ra máu. Đôi khi cũng xuất huyết nội sọ, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong.