Trong bữa ăn của chúng ta có một số thực phẩm do mùi vị vốn có của chúng khiến cho rất nhiều người quay đi, không dám ăn. Tuy nhiên, những thực phẩm này lại có tác dụng quan trọng trong việc phòng chống ung thư, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn một số thực phẩm có mùi lạ.
Thực phẩm có “mùi vị kích thích”
Ví dụ như củ cải, tỏi, hành,… Mùi vị của những thực phẩm này rất kích thích, thậm chí sau khi ăn rất khó ngửi. Vì chúng chứa glucosinolates chất và diallyl disulfide, các chất này giúp phòng ngừa ung thư rất hiệu quả. Tỏi là một ví dụ về "bảo vệ sức khỏe." Chuyên gia ung thư Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu nói rằng, rất nhiều cuộc điều tra cho thấy, người sống ở vùng trồng tỏi và người thường xuyên ăn tỏi trong một thời gian dài, tỷ lệ ung thư của họ thấp hơn đáng kể.
Thực phẩm có “mùi lạ”
Một số thực phẩm có tên có nghĩa là "hương thơm", nhưng hương vị của chúng thì lại rất lạ, ví dụ như rau mùi, tuyết tùng,...Trong rau mùi có chứa hàm lượng bo-rum cao, chất này có thể giúp cơ thể hấp thụ chất khoáng, bảo vệ xương, thích hợp nhất cho người trên 40 tuổi. Chuyên gia bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu cho biết, rau mùi cũng rất giàu chất sắt, canxi, kali, kẽm, vitamin A và vitamin C và các yếu tố khác để giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, và có thể ngăn ngừa ung thư. Hơn nữa chất trong cây tuyết tùng còn phát huy tác dụng hữu cơ tạo mùi thơm, có thể là món khai vị, kích thích sự thèm ăn của vị giác. Nó có công dụng thanh nhiệt giữ ẩm, lợi tiểu giải độc, là liều thuốc tốt cho điều trị bổ trợ ruột, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Thực phẩm có vị đắng
Trong vỏ chanh, lá trà, sôcôla đen có chứa nhiều chất như glycosides, tecpen và polyphenol, chính những chất này khiến cho thực phẩm có vị đắng. Chuyên gia của bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu cho biết, naringin trong vỏ chanh vỏ bưởi, polyphenol trong lá trà, rượu vang, socola đều có thể phòng chống ung thư và bệnh tim mạch, những chất này cũng tạo vị đắng chát cho thực phẩm. Trong số những thực phẩm có vị đắng thì mướp đắng có tính hấp thụ cao nhất. Mướp đắng có công dụng thanh nhiệt, bổ máu ích khí, bổ thận, có lợi cho gan, mướp đắng có công dụng nhất định trong việc chữa trị các bệnh: kiết lị, sưng lở loét, phát nhiệt, rôm sảy, viêm kết mạc,…
Thực phẩm có vị cay
Vị cay trong thực phẩm thường là do capsaicin hoặc chất lưu hóa có tính biến động tạo ra. Capsaicin có tác dụng làm tê giảm đau, còn có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, phát huy công dụng thiêu đốt mỡ, giảm béo. Thành phần chủ yếu của mù-tạt là Isothiocyanate. Thành phần này không chỉ giúp phòng chống sâu răng, mà còn phòng tránh ung thư, ngăn chặn các mảng bám lắng đọng trong thành mạch máu, và cũng rất hiệu quả trong điều trị bổ trợ bệnh hen suyễn. Ngoài ra, mù-tạt còn giúp phòng tránh cholesterol tăng cao, bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh máu không đông,…