Trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều phụ nữ đều cho rằng đau bụng, chướng bụng là do tiêu hóa bất thường gây nên, thế nhưng, nếu sau một thời gian điều trị ( thường là trong vòng nửa tháng cho đến một tháng), chướng bụng, đau bụng vẫn không có tiến triển gì tốt hơn, hoặc chỉ khá hơn một chút, rồi lại xuất hiện lần nữa, thì phải cảnh giác cao độ, đây rất có thể là đấu hiệu cảnh báo của ung thư buồng trứng.
Các chuyên gia ung bướu Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu lưu ý, ung thư buồng trứng cũng có những triệu chứng giống với bệnh đường tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng. Tại sao vậy? Đó là do khối u trong buồng trứng làm các dây chằng xung quanh bị chèn ép, dính lại, kéo giãn, và dịch cổ chướng không ngừng kích thích gây nên.
Hiện nay, nguyên nhân phát bệnh u buồng trứng ác tính vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, không sinh con, sinh ít hoặc tuổi sinh con lần đầu tương đối lớn ( ngoài 35 tuổi) đều là yếu tố nguy cơ cao phát bệnh ung thư buồng trứng. Ngược lại, mang thai hoặc sinh con lần đầu khi còn trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, có thể làm nguy cơ phát bệnh giảm 30- 60%.
Được biết, yếu tố nguy cơ cao của ung thư buồng trứng cụ thể gồm có: Tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư tuyến vú, tuổi tác, chưa sinh đẻ, chế độ ăn giàu mỡ động vật; phụ nữ có kinh nguyệt sớm và tắt kinh muộn, có khối u buồng trứng, nên nghĩ đến ung bướu, phụ nữ mà kinh nguyệt thất thường, cần cảnh giác xem có những thay đổi bệnh lý ở buồng trứng hay không; phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà có u nang ở phần phụ, cũng cần phải cảnh giác, những người mắc bệnh phụ khoa, trong khi điều trị bệnh phụ khoa cũng cần cảnh giác với bệnh lý ở buồng trứng.
Bởi vậy, các chuyên gia ung bướu Bênh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu kiến nghị, phụ nữ nếu thấy có các trệu chứng như đau bụng, chướng bụng tái diễn, tốt nhất là phải đi kiểm tra phụ khoa, loại trừ ung thư buồng trứng; phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cần chú ý đến sức khỏe của mình, mỗi năm nên đi khám sức khỏe định lỳ một lần; người có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao, cứ 6 tháng nên đi khám phụ khoa và siêu âm kiểm tra một lần, để loại trừ khả năng tồn tại các biến đổi bệnh lí.
Các biện pháp tầm soát ung thư buồng trứng thật ra rất đơn giản, bao gồm khám phụ khoa, siêu âm kiểm tra, còn đối với các trường hợp khó chẩn đoán xác định hoặc đã có những biến đổi bệnh lí rõ ràng, có thể tiến hành chụp CT, MR, PET/CT, sinh thiết.