Ung thư phổi là loại bệnh ác tính thường gặp, nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn so với nữ giới, điều này có liên quan đến việc nam giới thích hút thuốc. Như vậy, nhóm người nào có nguy cơ mắc ung thư phổi cao? Chuyên gia ung thư của bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu nhắc nhở bạn, 3 nhóm “20” dưới đây nên cảnh giác với bệnh ung thư phổi, chúng ta cùng xem:
Bắt đầu hút thuốc trước 20 tuổi
Thời gian bắt đầu hút thuốc càng sớm, nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao, đặc biệt là những người bắt đầu hút thuốc từ trước 20 tuổi, đến sau 40 tuổi, nguy cơ ung thư phổi cao hơn so với những người bình thường.
Hút thuốc trên 20 năm
Hút thuốc lá trong thời gian dài không tốt cho phổi, thường xuyên hút thuốc có thể dẫn đến tăng sinh tế bào biểu mô niêm mạc khí quản, sinh ra tế bào biểu mô vảy, tiềm ẩn gây nên ung thư biểu mô vảy hoặc các tế bào nhỏ ung thư không phân hóa. Đặc biệt là những người có thời gian hút thuốc nhiều hơn 20 năm, càng cần phải cảnh giác hơn.
Mỗi ngày hút hơn 20 điếu thuốc lá
Có nhiều người hút thuốc đến mức đáng sợ, mỗi ngày hút hơn 20 điếu mới chịu được. Nghiện thuốc lá được thỏa mãn tuy nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, do đó, những nhóm người này cũng cần cẩn thận với nguy cơ xâm lấn của ung thư phổi.
Vậy, ngoài 3 nhóm người kể trên ra, còn nhóm người nào có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nữa không? Chuyên gia ung thư của bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu nói, hiện nay trên 90% bệnh ung thư phổi nguyên nhân là do hút thuốc lá chủ động hoặc hút thuốc “bị động” gây nên. Hiện nay “hít phải tàn thuốc vương trên đồ dùng” cũng khiến mọi người cần chú ý, chính là bao gồm tàn thuốc lá trên xe, trên quần áo cũng gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe.
Sống cùng với những người nghiện thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi cũng tăng cao hơn 20% đến 30%. Những người thường tiếp xúc với khói xăng dầu, bụi than, hắc ín; tiếp xúc với lượng phóng xạ lớn, ví dụ như thợ mỏ, tiếp xúc thường xuyên với thạch tín hữu cơ, kim loại nặng, bệnh phổi mãn tính, lao phổi, xơ hóa phổi, viêm phổi, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, những người này cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao.
Vậy cần phòng tránh ung thư phổi như thế nào?
Đầu tiên, là phòng tránh nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu cần hạn chế hút thuốc, cải thiện môi trường, đảm bảo về vệ sinh môi trường lao động, hạ thấp được tỷ lệ ung thư phổi do ngành nghề gây ra. Ngoài ra, còn chú ý đến rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Thứ hai, là tiến hành khám tầm soát và kiểm tra phổi, cố gắng phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, điều trị sớm, như vậy có thể nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân và nâng cao chất lượng sống cho họ.