Ung thư là căn bệnh khiến mọi người sợ hãi, ngoài yếu tố di truyền, đột biến gene và các yếu tố môi trường ra, nó còn liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống hằng ngày. Thói quen ăn uống không tốt hằng ngày về lâu dài có thể gây thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, sẽ dẫn đến phát bệnh, thậm chí là ung thư.
1.Thiếu chất xơ có thể gây ung thư ruột kết
Trong chế độ ăn uống của người hiện đại, lượng chất béo, protein cao đang chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong các loại thức ăn, trong khi đó lượng chất xơ giảm dần.Nhiều loại chất béo, protein trong cơ thể người sau khi phân hủy sẽ dẫn đến các chất gây ung thư.
Trong tình trạng thiếu chất xơ, các chất gây ung thư lưu trú dài hạn ở niêm mạc đại tràng, có thể gây nên ung thư ruột kết. Vì thế, các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở, hằng ngày mọi người nên ăn nhiều thức ăn có hàm lượng chất xơ phong phú như lúa mạch, đậu, cà rốt, cam quýt…
2.Thiếu β-carotene có thể gây ung thư phổi
Ngoài hút thuốc lá, hít phải nhiều khói có thể gây ung thư phổi, cơ thể người cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi do thiếu β-carotene . Vì thế, những người hút thuốc lâu dài, bệnh nhân lao phổi hoặc bệnh nhân bị nhiễm bụi phổi sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi thì nên ăn nhiều thực phẩm giàu β-carotene như khoai lang, cà rốt, rau bina, xoài, đu đủ, đậu phụ...
3.Thiếu vitamin D có thể dẫn đến ung thư vú
Rất nhiều số liệu điều tra lâm sàng đã chứng minh, hàm lượng vitamin D trong cơ thể bệnh nhân ung thư vú tương đối thấp. Nghiên cứu sinh người Canada còn phát hiện, so sánh bệnh nhân ung thư vú bị thiếu hàm lượng vitamin D trong cơ thể với những bệnh nhân không bị thiếu loại vitamin này thì cho thấy tỷ lệ tử vong cao hơn.
Vì thế, các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở, những gia đình có bệnh sử ung thư vú, phụ nữ chưa sinh con, có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn dễ mắc bệnh ung thư vú, nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D như cá, gan bò, lòng đỏ trứng...thường xuyên cần ánh nắng mặt trời để thúc đẩy cơ thể tổng hợp vitamin D nhiều hơn.
4.Thiếu protein có thể mắc bệnh ung thư dạ dày
Nếu trong chế độ ăn uống hằng ngày của mọi người không đủ chất đạm, đặc biệt là thiếu hụt lượng protein, đều có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Vì thế, bệnh nhân bị viêm dạ dày hoặc bị teo dạ dày, bệnh nhân viêm loét, khả năng miễn dịch kém và những người có bệnh sử gia đình bị ung thư dạ dày nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hàm lượng protein phong phú như cá biển, các loại đậu, thịt nạc, trứng...
Ngoài ra, các chuyên gia Bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhận định, nếu mọi người ăn nhiều các thực phẩm muối như cá muối, dưa chua, thực phẩm có chứa nitrosamine và các chất gây ung thư khác cũng tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.