Ung thư phổi phát sinh tại biểu mô phế quản, còn được gọi là ung thư phế quản. Gần 50 năm trở lại nay, số liệu báo cáo của các quốc gia trên thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ngày càng gia tăng, trong số các bệnh nhân nam bị ung thư, số lượng mắc bệnh ung thư phổi chiếm vị trị cao nhất. Nguyên nhân mắc bệnh ung thư phổi cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ, đa số các tài liệu cho rằng bệnh nhân hút thuốc lâu ngày với số lượng lớn là một trong những yếu tố quan trọng nhất gây nên bệnh ung thư phổi; bạn có thể kiểm tra cơ thể liệu có bị mắc căn bệnh này hay không thông qua 10 câu hỏi dưới đây:
1.Người thân trực tiếp ( bố mẹ, anh chị em, cô dì chú bác) có bị mắc bệnh ung thư phổi không:()
Có: 1 điểm Không : 0 điểm
2.Độ tuổi hiện nay:()
Từ 20-39 tuổi: 1 điểm
Từ 40- 49 tuổi: 2 điểm
Trên 50 tuổi: 3 điểm
3.Hiện nay có hút thuốc không()
Có: 4 điểm Không:0 điểm
4.Hiện tại không hút thuốc, nhưng đã từng hút:()
Có: 4 điểm Không: 0 điểm (chuyển sang câu số 7)
5.Nếu hiện nay có hút thuốc, mỗi ngày hút bao nhiêu:()
Ít hơn 1 bao: 1 điểm
Xấp xỉ 1 bao: 2 điểm
1 bao-1 bao rưỡi: 3 điểm
Ít nhất là 2 bao: 4 điểm
6.Nếu đã cai thuốc, thời gian cai là bao lâu:()
Ít hơn 5 năm: -1 điểm
6-10 năm: -2 điểm
11-20 năm: -3 điểm
Trên 20 năm: -4 điểm
7.Có sống chung người hút thuốc không:()
Có: 3 điểm Không: 0 điểm
8.Có làm việc tại nơi có nhiều người hút thuốc không:()
Có: 3 điểm Không: 0 điểm
9.Có bị viêm phế quản mãn tính hay thủng phế khí:()
Có: 2 điểm Không: 0 điểm
10.Câu số 3 nếu đáp án là “có”, cộng thêm 5 điểm:()
Kết quả tính điểm:
Thấp hơn 7 điểm: mức độ nguy hiểm khá thấp, kiểm tra sức khỏe định kỳ là được
7-12 điểm: mức độ nguy hiểm thấp đến trung bình, khi kiểm tra sức khỏe cần bổ sung chụp phổi
13-18 điểm: độ nguy hiểm trung bình đến cao, khi kiểm tra sức khỏe cần bổ sung chụp phổi
Trên 18 điểm: mức độ nguy hiểm cao, kiểm tra sức khỏe nên đề nghị chụp CT phổi.