Ung thư thực đạo hay còn gọi là ung thư thực quản là sự phát triển của khối u ác tính trên tổ chức biểu mô thực quản. Bệnh ung thư thực quản có liên quan đến kích thích mãn tính nitrosamine, chế độ ăn uống quá nóng và sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong thực phẩm và rau quả. Đồng thời ngày càng nhiều các nghiên cứu cho thấy, việc ăn uống quá nóng có mối liên quan chặt chẽ với căn bệnh này.
Thành thực quản của con người là được cấu tạo nên từ các niêm mạc nên rất mềm, chỉ có thể chịu được mức nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C, vượt quá mức nhiệt này, niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương. Nếu thường xuyên ăn những món quá nóng như lẩu, canh cay…có thể khiến cho khoang miệng, thực quản, niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, những niêm mạc đó chưa kịp hồi phục lại tiếp tục chịu tổn thương do cay nóng, cứ như vậy lặp lại nhiều lần vết thương sẽ trở thành viêm loét, dẫn đến viêm mãn tính niêm mạc miệng, bạch sản miệng, viêm thực quản, viêm teo dạ dày và các bệnh khác. Theo thời gian, sự tổn thương đó sẽ gây ra một sự thay đổi về chất lượng của niêm mạc, từ đó dẫn đến ung thư.
Tất nhiên, các hợp chất nitrosamine đã được y học chứng minh có tính chất gây ung thư cao. Vùng có tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao mọi người đồng thời cũng thường thích ăn thực phẩm có chứa hàm lượng nitrite tương đối lớn như đồ muối, hun khói và có chất bảo quản thực phẩm…
Do vậy, chuyên gia ung thư bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu nhắc nhở bạn: muốn phòng tránh ung thư thực quản thì phương pháp có hiệu quả nhất là thay đổi thói quen của cái miệng. Cho nên, chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh, bỏ thuốc lá, bỏ rượu, không ăn những thực phẩm quá nóng; hạn chế ăn cay; hạn chế các thực phẩm có tính kích thích, ăn ít đồ muối, và không ăn những thức ăn hỏng mốc; nên ăn nhiều rau quả tươi, tăng cường các chất dinh dưỡng, vitamin A, C, E; riboflavin, axit folic…
Thực tế cho thấy, so với các loại ung thư khác, ung thư thực quản giai đoạn đầu và giữa hiệu quả điều trị vẫn tương đối tốt, giai đoạn cuối thì hiệu quả lại rất kém. Do vậy đối với những nhóm người có nguy cơ cao như thường xuyên uống rượu, hút thuốc hoặc viêm thực quản mãn tính liên quan tới tăng sản không điển hình (loạn sản đặc biệt nghiêm trọng) thì khi thấy các hiện tượng nuốt khó, hay nghẹn hoặc có cảm giác nghẹt thở, nuốt đau, thì nên cảnh giác với khả năng mắc bệnh ung thư thực quản.