Thông điệp “Muốn tăng sức khỏe phòng ung thư, ăn nhiều rau tươi và dưa quả” đã được truyền đi khắp thế giới. Vậy, loại rau quả nào có thể phòng chống ung thư? Trong bài viết này chuyên gia của bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu sẽ giới thiệu các thành phần phòng chống ung thư trong rau quả.
Một trong những thành phần chống ung thư trong rau quả: chất kích thích interferon
Chất kích thích interferon để tạo ra các kích thích sản xuất tế bào interferon, thúc đẩy tăng cường sức đề kháng của cơ thể với vi trùng, virus và ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư. Từ các loại họ giàn như mướp, lặc lè, bầu, đến các loại thuộc họ củ như cà-rốt, củ cải đỏ, củ cải trắng, củ cải xanh…hầu như đều chứa hàm lượng chất kích thích interferon, có thể ăn nhiều những loại rau củ nói trên để phòng tránh ung thư khoang miệng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư vòm mũi họng.
Thành phần thứ 2 trong rau quả có khả năng chống ung thư: có chứa β-sitosterol
Theo nghiên cứu khoa học của các trung tâm nghiên cứu ung thư cho thấy, một loại thành phần chủ yếu β-sitosterol có trong rau quả có tác dụng phòng trừ sự hình thành các tế bào ung thư. Khi cho động vật ăn thức ăn có hàm lượng β-sitosterol 0.2%, tăng trưởng tế bào biểu mô tại đại tràng của nhóm động vật này so với nhóm động vật không ăn những thực phẩm đó giảm 50%. Một thí nghiệm khác, cho động vật ăn các hợp chất nitrosamine gây ung thư, sau đó cho ăn thực phẩm có chứa β-sitosterol, kết quả cho thấy chỉ có 1/3 trong số động vật đó mắc ung thư, mà nhóm đối chiếu thì quá bán số động vật mắc ung thư.
Thành phần thứ 3 trong rau quả có khả năng chống ung thư: có chứa amylase và lycopene
Các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu phát hiện, trong củ cải có một loại “enzym amylase”, có thể giải trừ các hợp chất độc hại gây ung thư cao như nitrosamine, benzo (a) pyrene, khiến cho nó không thể tác dụng gây ung thư, nâng cao hiệu quả ngăn ngừa ung thư rõ rệt. Ngoài ra, rau diếp, xà lách, đậu Hà Lan, giá đậu xanh, bí đỏ, cũng có chứa một "enzyme", có thể phân rã được thành phần nitrosamine gây ung thư, rất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư. Thêm nữa, theo một nghiên cứu thực tiễn của Mỹ, ăn nhiều cà chua có thể giảm bớt được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy ở nam giới. Kết quả điều tra cho thấy, những người ăn thực phẩm có chứa cà chua hơn 10 lần/ 1 tuần thì nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến giảm 45% so với nhóm người không ăn cà chua. Thành phần ngăn ngừa ung thư trong cà chua chủ yếu là lycopene, nó có tác dụng can thiệp xử lý đối với các vật chất di truyền bị tổn thương DNA (deoxyribonucleic acid) và các thành phần gây ung thư.