Bước vào mùa thu, thời tiết hanh khô. Bệnh nhân ung thư trong thời gian này càng cần chú ý đến sức khỏe, nâng cao chất lượng sống. Cách chăm sóc cho bệnh nhân trong thời gian này cũng cần sự tỉ mỉ. Vậy thì phương pháp chăm sóc cho bệnh nhân trong thời tiết mùa thu phải như thế nào ? Dưới đây là những gợi ý của chúng tôi:
Thứ 1, Thay đổi chế độ dinh dưỡng. Thời tiết mùa thu chế độ ăn uống nên dựa trên nguyên tắc dưỡng âm nhuận phế. Bệnh nhân tuổi cao, dạ dày kém, có thể ăn cháo vào buổi sáng để tốt cho dạ dày, ví dụ như cháo bách hợp hạt sen, cháo gạo nếp đường phèn ngân nhĩ, cháo gạo nếp hạnh nhân, cháo mè đen…
Thứ 2, Dậy sớm ngủ sớm. Ngủ sớm tốt cho âm, dạy sớm tốt cho dương. Nghiên cứu hiện nay cho thấy, trong thời tiết mùa thu dạy sớm có thể giảm nguy cơ huyết khối làm tắc mạch máu. Trước khi dạy nên nằm lại giường một vài phút, thả lỏng toàn cơ thể, như vậy có tác dụng rất tốt trong chống hình thành huyết khối làm tắc mạch.
Thứ 3, Tăng cường thể lực. Thời tiết mùa thu lạnh dần, quần áo không nên mặc thêm quá nhiều ngay, cố ý để cơ thể lạnh một chút, chịu khí lạnh để rèn luyện sức khỏe, đây cũng là một trong những phương pháp luyện tập quan trọng để thích ứng với thời tiết lạnh của mùa đông.
Thứ 4, Dự phòng bệnh. Thời tiết cuối thu chuyển lạnh, giai đoạn này là giai đoạn dễ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim nhất, rất dễ gây ra đột tử. Những người bị viêm phế quản mãn tính, khí thũng và bệnh tim phổi, khi khí hậu thay đổi người bệnh cũng rất nhạy cảm và dễ dẫn đến tái phát bệnh.
Thứ 5, Đề phòng khô hanh vào mùa thu. Thời tiết mùa thu khô hanh, vì vậy mà gây ra các triệu chứng như độ ẩm của da mất đi nhanh, dẫn đến hiện tượng nứt nẻ da, nếp nhăn nhiều hơn, khô vòm họng mũi, đi ngoài táo bón…, vì vậy chống khô hanh vào mùa thu là nguyên tắc bảo vệ sức khỏe vô cùng quan trọng. Trong phòng cần duy trì độ ẩm ổn định, chú ý bổ sung lượng nước cho cơ thể, tránh làm việc nặng nhọc và hoạt động quá sức như vậy sẽ khiến cơ thể mất đi lượng nước cần thiết.
Thứ 6, Thận trọng khi ăn trái cây. Mùa hè ăn quá nhiều trái cây mặc dù không dẫn đến rối loạn tiêu hóa nhưng có thể làm giảm sức đề kháng của dạ dày, khi bước sang thu mà vẫn ăn quá nhiều trái cây sẽ làm ảnh hưởng đến tỳ dương. Vào mùa thu nên giảm ăn trái cây, đặc biệt đối với bệnh nhân tỳ vị suy hàn thì càng cần tránh.
Thứ 7, Bổ sung thích hợp. Nguyên tắc của điều trị Đông y là suy gì bổ sung nấy, bệnh nhân không suy gì thì không nên dùng thuốc bổ. Cần chú ý lượng bổ sung thích hợp, nghiêm cấm việc dùng thuốc thay cho ăn, khuyến khích ăn để bổ sung chất. Ăn uống bổ sung chất khi vào thu chủ yếu là dưỡng âm cung cấp độ ẩm, ví dụ như gà ác, phổi lợn, thịt rùa, tổ yến, ngân nhĩ, mật ong, vừng, hạnh đào, ngó sen,….
Thứ 8, Uống nhiều canh. Thời tiết mùa thu khô hanh, ninh các loại chất bổ dưỡng thành canh uống sẽ rất tốt. Thường thì nên ăn để bồi bổ bằng cách chọn các nguyên liệu tươi như cải thảo, cà rốt, ngó sen…nấu thành canh cùng với cá, thịt…ví dụ như canh lạc chân gà, canh ngó sen nấu thịt bò…Còn có thể dùng các loại hoa quả có tính hàn để lợi tiểu giải nhiệt ví dụ như táo, lê…, có thể bổ sung thêm nhiều loại vitamin và các nguyên tố vi lượng. Không nên uống nhiều nước ngọt có gas, có thể uống sterculia đường phèn, hoặc trà hoa cúc ngâm mật ong, như vậy vừa có thể bổ sung lượng nước cho cơ thể vừa có thể đảm bảo hiệu quả điều trị.
Nói tóm lại, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi khi sang thu cần cân bằng, uống nhiều canh nhiều nước, tăng cường thể lực, giảm khô hanh trong mùa thu, phòng tránh việc chăm sóc không đúng cách dẫn đến tình trạng bệnh xấu đi và tái phát.