Trong khi điều trị bằng phóng xạ, bệnh nhân ung thư sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường như chóng mặt, buồn nôn và nôn, điều này là do nhiều tổn thương cục bộ gây nên. Vì vậy, cần làm tốt công việc chăm sóc cho bệnh nhân trước, trong và sau khi xạ trị, khiên cho bệnh nhân có thể yên tâm điều trị, tránh được nỗi lo lắng. Dưới đây sẽ giới thiệu những điều mà y tá và bác sĩ cần làm khi chăm sóc bệnh nhân ung thư trước, trong và sau xạ trị.
Chăm sóc bệnh nhân trước khi xạ trị
Trước khi xạ trị cần chuẩn bị tốt tâm lý cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân hiểu về xạ trị, tránh căng thẳng, sợ hãi, sau đó là cải thiện tình trạng của toàn cơ thể, chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng, cải thiện tình hình cục bộ, tránh viêm nhiễm cục bộ. Ví dụ như bệnh nhân ung thư mũi họng thì trước khi xạ trị cần rửa sạch phần mũi họng, đối với bệnh nhân ung thư thực quản thì trước khi xạ trị thì cần tránh ăn các loại thức ăn cứng và có nhiều xương.
Chăm sóc bệnh nhân trong khi xạ trị
Bệnh nhân ung thư trong khi xạ trị thường xuất hiện các triệu chứng như đau, xuất huyết, đau đầu, kém ăn, cần được xử lý kịp thời. Đầu tiên, bác sĩ cần chú ý điều chỉnh phương pháp điều trị và liều lượng thuốc, cố gắng bảo vệ những phần không cần phải chiếu xạ, đồng thời sẽ cho thuốc an thần, vitamin B. Sau đó, cần giúp bệnh nhân hấp thụ đầy đủ nước, để đạt được mục đích là làm giảm các phản ứng trên cơ thể và tránh những tổn thương cục bộ do xạ trị. Trong quá trình xạ trị, bác sĩ cần chú ý thường xuyên quan sát sự thay đổi huyết đồ, ví dụ như nếu tế bào bạch cầu ít hơn 3.0×109/L. tiểu cầu trong máu ít hơn 8.0×109/L thì cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân hoặc ngừng xạ trị, để có sự điều trị tổng hợp phù hợp.
Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị
Phần das au khi bị chiếu xạ của bệnh nhân cần được chăm sóc sạch sẽ, tránh những kích thích về vật lý và hoá học, không được để phần da chịu sự ma sát . Quẩn áo lót của bệnh nhân cần phải mềm, cổ áo không được quá cứng. Bộ phận sau khi bị chiếu xạ do chịu sự tổn thưởng của chất phóng xạ, sức đề kháng sẽ giảm sút, dễ bị viêm nhiễm, vì vậy cần phải bảo vệ những vùng xạ trị khác nhau trên cơ thể. Đối với những xạ trị cục bộ cụ thể, ví dụ như xạ trị thực quản thì sau khi xạ trị cần ăn những loại thức ăn mềm, xạ trị trực tràng thì sau khi xạ trị cần tìm cách tránh đại tiện khô. Đối với những khối u nguyên phát đã từng xạ trị thì không thể lấy bệnh phẩm làm sinh thiết, nếu không có thể tạo ra vết thương phải điều trị rất lâu hoặc không thể điều trị được.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sau khi xạ trị thường xuất hiện những phản ứng trên da và niêm mạc, lúc này thì y tá cũng cần giúp bệnh nhân có sự chăm sóc tương ứng để đảm bảo sức khoẻ của bệnh nhân.
Chăm sóc bệnh nhân có những phản ứng với xạ trị
1.Chăm sóc bệnh nhân có phản ứng về da
Sau khi bị chiếu bởi tia xạ thì da của bệnh nhân có thể có những phản ứng ở những mức độ khác nhau trên da, vì dụ như ban đỏ, bong da khô và bong da ẩm. Hiện tượng ban đỏ t thông thường không cần điều trị mà tự mất đi. Viêm da khô thì có thể không dùng thuốc, chú ý quan sát hoặc dùng phấn rôm, nước rửa hoặc thuốc trị ngứa. Đối với viêm da ướt thì cần dùng các phương pháp mạnh để tránh viêm nhiễm, có thể dùng cao kháng sinh, khi cần thiết có thể dùng long đản tử để bôi ngoài da.
2.Chăm sóc bệnh nhân phản ứng về niêm mạc
Khoang miệng có thể dùng nước muối để súc miệng hoặc nước súc miệng Dobell hoặc dung dịch Nitrofurazone để súc miệng. Đối với viêm mũi do phóng xạ thì có thể dùng dầu gan cá, dầu bạc hà phức phương để nhỏ vào mũi. Đối với viêm họng do phóng xạ thì có thể hít khí xông, khi cần thiết có thể thêm kháng sinh vào trong dung dịch. Đối với viêm mắt do phóng xạn thì có thể dùng thuốc nhỏ mắt Chloamphenicol hoặc cao mềm Tetracycline.