Người nhà bệnh nhân là trợ thủ đắc lực của bác sĩ, tuy nhiên không dễ gì khi làm người nhà của bệnh nhân ung thư, họ phải bỏ rất nhiều công sức. Làm thế nào để làm tốt nhiệm vụ của người nhà bệnh nhân ung thư? Người nhà cần chú ý 5 điều sau:
Điều 1: Điều chỉnh tâm lý bản thân
Khi người thân bị ung thư, đa số người thân sẽ bị hụt hẫng, căng thằng, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trong thời kỳ này. Nghĩ tới việc chăm sóc bệnh nhân có thể ảnh hưởng tới việc học hành, công việc của bản thân hay chi phí điều trị lớn cũng là áp lực lớn đối với người nhà bệnh nhân. Vì vậy, lúc này người nhà cần điều tiết tâm lí và thái độ, chấp nhận sự thật, ý thức về trách nhiệm của mình, cũng sẽ giúp bệnh nhân ung thư điều trị có hiệu quả hơn, kéo dài tuổi thọ. Người nhà cần hiểu rõ tinh thần của mình ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh nhân, cho nên có một yêu cầu với bệnh nhân rằng nên bình tĩnh, ít nhất là nên tỏ ra bình thường trước mặt bệnh nhân.
Điều 2: Quan tâm, đồng tình và an ủi bệnh nhân
Khi chăm sóc bệnh nhân người nhà nên tự đặt mình vào vị trí của bác sĩ, bệnh nhân có tâm tư, suy nghĩ, lo lắng hay sợ hãi gì, người nhà cần biết bởi người nhà là người gần nhất với bệnh nhân. Đối với trường hợp bệnh nhân đặc biệt, người nhà nên thông cảm và đáp ứng bệnh nhân, không nên vội với bệnh nhân. Do bệnh nhân rất mẫn cảm với cuộc sống cô đơn, có cảm giác bị bỏ rơi, nếu gia đình không động viên, bệnh nhân sẽ không có tinh thần, mất tự tin điều trị.
Điều 3: Luôn trao đổi với y tá, bác sĩ điều trị của bệnh nhân
Các thành viên trong gia đình nên được trao đổi nhiều hơn với y tá, bác sĩ điều trị của bệnh nhân. Hợp tác với y tá, bác sĩ trong việc chuẩn vị và hoàn thiện các khâu khám chữa cho bệnh nhân. Nên hiểu về những vấn đề có thể phát sinh hay tình hình phản ứng của bệnh tình, quan sát, chú ý và phản hồi với bác sĩ, đảm bảo liên lạc giữa bác sĩ và bệnh nhân
Điều 4: chăm sóc đời sống của bệnh nhân
Người nhà cần có chế độ ăn hợp lí cho bệnh nhân, cố gắng thu thập và học những kĩ năng, kiến thức cho bệnh nhân. Đối với bệnh nhân có bệnh tình nghiêm trọng, bất kế ban ngày hay ban đêm đều có thể cần người đồng hành, như bón cơm, dìu dắt, tắm gội .... Tuy nhiên, những bệnh nhân có sức khỏe khá hơn cần có ý thức tự chủ động, nếu quan tâm thái quá sẽ khiến bệnh nhân tự ti, hoặc ỷ lại, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.
Điều 5: chú ý đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, và khuyến khích lẫn nhau
Gia đình không những bận rộn chăm sóc cho bệnh nhân mà còn cho cuộc sống của mình, và hàng loạt các gánh nặng tâm lý. Dưới sức ép của một thời gian dài, các thành viên trong gia đình có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu tự tin, cảm xúc không ổn định,. Vì vậy, khi chăm sóc bệnh nhân, các thành viên trong gia đình phải tăng cường chế độ ăn uống và dành thời gian nghỉ ngơi cho mình. Mỗi thành viên trong gia đình phải đạt được một sự đồng thuận với bệnh nhân, không đổ lỗi cho nhau, hay tranh cãi gia đình, kiềm chế lẫn nhau và tăng cường sự hiểu biết. Trong thực tế, hầu hết các gia đình của bệnh nhân trong thời gian khó khăn, càng cần phải đoàn kết, mạnh mẽ đối mặt với khó khăn.