Ung thư hiện nay vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, không may mắn bị mắc ung thư thì bất luận là đối với bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân đều là chuyện rất đau khổ. Sự chăm sóc và cảm xúc của người thân cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân.
Từ khi mắc bệnh, người nhà chính là người đầu tiên được biết bệnh tình, phác đồ điều trị và tiên lượng sau điều trị sẽ ra sao. Nếu như vì biết được tình trạng bệnh xấu đi, điều trị không có hy vọng mà người thân biểu lộ cảm xúc đau khổ, thất vọng trước mặt người bệnh thì điều đó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân, rất không có lợi cho quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân. Vì vậy, người nhà bệnh nhân trong quá trình chăm sóc hàng ngày cần chú ý đến 4 điểm sau:
1, Giữ bình tĩnh, tích cực đối mặt
Các thành viên trong gia đình thời gian đầu tiên khi phát hiện bệnh nhân mắc ung thư tuyệt đối không nên hoảng sợ, hoang mang hay bật khóc. Mắc ung thư không có nghĩa là phải chết, hiện nay có rất nhiều bệnh ung thư có thể điều trị có hiệu quả. Vì vậy mà trong thời khắc đó gia đình phải thật bình tĩnh để lấy trạng thái tích cực tìm kiếm hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Đưa bệnh nhân đến những bệnh viện chuyên về ung thư để tư vấn, kiểm tra. Căn cứ theo những đề nghị của bác sỹ và lựa chọn phương án điều trị thích hợp.
2, Khích lệ bệnh nhân, giữ vững niềm tin
Sau khi bệnh nhân biết mình mắc ung thư, chắc chắn sẽ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bi quan, điều này dễ khiến cho bệnh tình phát triển nhanh chóng theo hướng xấu, rất không có lợi cho điều trị và tiên lượng sau điều trị của bệnh nhân. Khi này người thân chính là những người cần giữ vững niềm tin vào điều trị hơn ai hết, và cũng cần bên cạnh khích lệ, động viên bệnh nhân. Truyền cho bệnh nhân tinh thần lạc quan tích cực của mình, giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe để kháng lại với bệnh tật.
3, Chăm sóc hàng ngày, giúp phục hồi sức khỏe
Bất kể là trong thời gian điều trị tại bệnh viện hay điều trị tại nhà, việc chăm sóc hàng ngày là rất quan trọng đối với bệnh nhân. Chăm sóc hàng gồm có: chăm sóc ăn uống, chăm sóc tâm lý... Người thân có thể hỏi bác sỹ chủ trị, căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để đặt ra chế độ chăm sóc phù hợp. Bệnh nhân ung thư thường giảm cảm giác thèm ăn, rối loạn tiêu hóa, vì vậy về mặt chế độ ăn uống nên tăng cường các chất dinh dưỡng và bổ sung chủ yếu các chất dễ tiêu hóa, không nên ăn thực phẩm gây kích thích cho dạ dày như bị cứng, có vị cay...
4, Tích cực tham gia các hoạt động, giữ cho tâm trạng lạc quan
Trong điều kiện sức khỏe của bệnh nhân tốt, người nhà nên động viên bệnh nhân tham gia các hoạt động xã hội, cho phép bệnh nhân làm những việc nhà nhẹ nhàng trong khả năng cho phép. Để bệnh nhân cảm thấy được giá trị của sự sống, giúp bệnh nhân có thêm niềm tin yêu cuộc đời.