Ung thư phổi nếu phát hiện sớm và điều trị sớm thì hiệu quả sẽ được nâng cao rõ ràng, thúc đẩy sự hồi phục sức khoẻ cho bệnh nhân. Ngoài ra, làm tốt công tác chăm sóc cho bệnh nhân ung thư phổi cũng có thể nâng cao hiệu quả điều trị, và cũng là cách quan trọng để nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Chăm sóc đối với bệnh nhân ung thư phổi chia thành hai phương diện là chăm sóc trong điều trị và chăm sóc trong sinh hoạt, kết hợp cả hai yếu tố này có thể đem lại một nửa hiệu quả đối với việc điều trị. Dưới đây, chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu sẽ giới thiệu kĩ hơn cho bạn về những vấn đề này.
Chăm sóc trong điều trị
1.Môi trường trong bệnh viện cần thoải mái, yên tĩnh, không gian thông thoáng. Nghiêm cấm mọi người có những hành vi xấu như hút thuốc trong bệnh viện.
2.Từ khi bệnh nhân nhập viện, cần làm các kiểm tra cần thiết trước điều trị, quan sát kĩ những biểu hiện của bệnh nhân. Đối với bệnh nhân khạc ra máu nhiều thì cần phải chuẩn bị tốt những dụng cụ để cấp cứu, chống ngạt thở. Đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thì có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau để nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
3.Tìm hiểu tình hình ăn uống, nghỉ ngơi và tâm lý của bệnh nhân. Làm tốt công tác hướng dẫn bệnh nhân về chế độ ăn uống trong thời gian nằm viện, hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Kịp thời nắm bắt được tình trạng tâm lý của bệnh nhân, đối với bệnh nhân có tâm lý phiền muộn, bi quan thì cần chú ý quan tâm và giải toả tâm lý cho họ để cho bệnh nhân giữ được trạng thái tâm lý và trạng thái sinh lý tốt nhất.
4.Trước khi điều trị, cần nói rõ cho bệnh nhân và người nhà về phác đồ điều trị cũng như những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình điều trị, ý nghĩa, phương pháp và quá trình điều trị và chăm sóc để nhận được sự kết hợp của bệnh nhân.
5.Sau khi điều trị cần quan sát kĩ những biểu hiện của bệnh nhân. Tránh những biến chứng như chảy máu khi phẫu thuật, phổi không mở, viêm nhiễm, nhịp tim không đều, tắc phổi.
6.Dựa vào phác đồ điều trị và tình trạng gây mê của bệnh nhân mà điều chỉnh tư thế cơ thể cho phù hợp. Đối với bệnh nhân nằm trên giường trong thời gian dài thì cần thay đổi tư thế cho bệnh nhân theo giờ. Dặn dò người nhà giúp bệnh nhân lật người hoặc xoa bóp cho bệnh nhân.
7.Khuyến khích bệnh nhân ho ra đờm, có thể vỗ lưng cho bệnh nhân sau khi hít thuốc dạng sương để bệnh nhân có thể ho ra đờm.
8.Tập luyện hồi phục sức khoẻ sau phẫu thuật. Dựa vào tình trạng của bệnh nhân để có những bài tập hồi phục chức năng và sức khoẻ để giúp phổi mở ra và tăng lượng khí lưu thông trong phổi.
Chăm sóc trong sinh hoạt
1.Tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Đặc biệt là đối với những người nghi ngờ mắc ung thư phổi hay có nguy cơ mắc ung thư phổi cao thì cần tiến hành tầm soát định kì bằng chụp Xquang hoặc chụp CT định kỳ. Điều này có tác dụng hết sức quan trọng đối với việc phát hiện và điều trị bệnh sớm.
2.Giữ vững tâm lý. Tâm lý khoẻ mạnh và tích cực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân. Hơn nữa, hiện nay phương pháp điều trị ung thư phổi rất nhiều và đa dạng, tích cực áp dụng phương pháp điều trị có thể có hiệu quả tốt, bệnh nhân không nên quá hoang mang, sợ hãi.
3.Giữ phòng luôn yên tĩnh, không khí thoáng đãng.
4.Cai thuốc. Hút thuốc trong thời gian dài có mối quan hệ mật thiết với khả năng mắc ung thư phổi. Những người hút thuốc trong thời gian càng dài lượng thuốc hút càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao.