Việc ăn uống khoa học hợp lý có kế hoạch sẽ giúp đỡ rất nhiều cho sự hồi phục của bệnh nhân ung thư họng. Chú trọng chăm sóc ăn uống cho bệnh nhân, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, sẽ có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhằm đảm bảo cho kế hoạch điều trị được hoàn thành thuận lợi.
Trong việc chăm sóc ăn uống cho bệnh nhân ung thư họng, nan giải nhất là vấn đề khó nuốt dẫn đến ho. Phương pháp tốt nhất để đối phó với cơn ho là sau phẫu thuật từ 15-20 ngày bệnh nhân có thể tập nuốt. Nhờ lưỡi và họng được luyện tập, cơ thể cũng dần dần bớt ho, cuối cùng thậm chí biến mất.
Nếu khi bạn bắt đầu tập nuốt và xuất hiện cơn ho, có thể sử dụng một số phương pháp hỗ trợ, như luyện tập các cách dùng áp lực ( đưa một vật để lên họng và dùng tay ấn vào qua da) hoặc phương pháp ăn nhiều ( trước hết ăn một hơi để tạo nên một lỗ hổng sau đó tiếp tục ăn). Nếu những phương pháp này không hiệu quả, có thể xử lý bằng cách rạch và đặt một túi khí bơm hơi vào khí quản của bệnh nhân, khi bệnh nhân ăn uống thì bơm hơi vào và khi ăn xong liền rút hơi ra. Những phương pháp này đều cần sự hướng dẫn sử dụng của nhân viên y tế, tuy nhiên không nên dựa vào nó quá nhiều, cuối cùng bệnh nhân nên tự rèn luyện để khắc phục cơn ho.
Vậy bệnh nhân ung thư họng có thể ăn những loại thực phẩm nào? Loại thức ăn nào không được ăn? Dưới đây Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu sẽ giới thiệu cụ thể đến bạn.
1.Chế độ ăn uống nên giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, đặc biệt cần phải cung cấp đủ lượng vitamin và protein, thực phẩm nên đa dạng hóa, và cần phải chú ý màu sắc, hương vị, hình dạng để tăng cường sự ngon miệng của bệnh nhân, nên ăn uống thanh đạm, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ. Có thể răng cường một số loại thực phẩm ngon miệng, bệnh nhân có thể ăn ít và ăn theo nhiều bữa.
2.Nên chọn chế độ ăn uống thanh đạm, lựa chọn những thực phẩm có tác dụng chống nhiễm trùng, chống loét dạ dày, như măng cụt, hạt dẻ, mật ong, da lợn, ốc, rau bina, mướp đắng...
3.Lựa chọn những loại thực phẩm như sau: giọng khan: củ cải, lê, bạch quả, ý dĩ; khó nuốt: hạnh nhân, quả óc chó, hoa bách hợp; ho ra máu: tinh bột hoa sen, nấm kim châm..
4.Lựa chọn nhiều loại thực phẩm có thể chống khối u ác tính ở họng như: hạnh nhân, cà tím, mướp...
5.Những thực phẩm cấm kỵ: cấm rượu, thuốc lá, thực phẩm có tính kích thích và dễ bị nhiễm trùng như thịt chó, thịt dê. Người thân nên động viên bệnh nhân ăn uống, đồng thời tùy theo tính nhẫn nại của từng người để sắp xếp việc ăn uống. Khi bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ngon miệng thì có thể ăn nhiều thêm một chút, không nên ăn nhiều quá hoặc hạn chế quá. Bệnh nhân cũng không phải miễn cưỡng ăn những thức ăn mình không thích, để tránh cảm giác khó chịu, buồn nôn.
Ăn uống khoa học hợp lý không những cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân ung thư họng, mà còn thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe, giúp họ tăng cường khả năng miễn dịch, tránh phát sinh thêm các triệu chứng khác .