Việc duy trì sự sống cho bệnh nhân ung thư cần dựa vào những chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Vấn đề quan trọng nhất của bệnh nhân ung thư là thiếu chất dinh dưỡng, cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng là phương pháp quan trọng trong điều trị và chống lại ung thư. Kết hợp hợp lý các loại thức ăn cho bệnh nhân ung thư có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và có tác dụng lớn đối với việc điều trị của bệnh nhân.
Việc kết hợp các loại thức ăn cho bệnh nhân ung thư cần chú ý những điểm sau đây:
1.Cung cấp các loại thực phẩm chứa protein dễ tiêu hoá và hấp thụ như sữa, trứng gà, các loại cá, các thực phẩm từ đỗ, có thể nâng cao khả năng chống lại ung thư cho cơ thể. Trong đó sữa và trứng gà có thể cải thiện sự rối loạn protein sau xạ trị.
2.Ăn vừa đủ đường, bổ sung nhiệt lượng. Những bệnh nhân điều trị với lượng thuốc xạ trị lớn có thể làm quá trình trao đổi chất trong cơ thể bệnh nhân bị tổn thương, glycogen giảm mạnh, axit lactic trong máu tăng cao, không thể xạ trị được nữa; mà chức năng insulin không đủ tăng thêm. Vì vậy hiệu quả của việc bổ sung glucose tốt, ngoài ra nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều đường như mật ong, cơm, mì, khoai tây để bổ sung nhiệt lượng.
3.Ăn nhiều thực phẩm có tác dụng chống ung thư như ba ba, nấm, mộc nhĩ đen, rong biển, tỏi, cây hẹ và sữa ong chúa.
4.Vitamin A và C có tác dụng ngăn cản tế bào biến chứng thành ác tính và lây lan, tăng tính ổn định của tế bào biểu mô. Vitamin C còn có thể phòng tránh những triệu chứng thông thường do phóng xạ gây ra và có thể làm tăng mức tế bào bạch cầu; Vitamin E có thể thuc đẩy quá trình phân chia tế bào, làm chậm quá trình lão hoá của tế bào; Vitamin B1 có thể giúp bệnh nhân có cảm giác thèm ăn, giảm các triệu chứng do xạ trị gây nên. Vì vậy, nên ăn nhiều những thực phẩm có chứa những vitamin kể trên như rau củ quả tươi, dầu vừng, ngũ cốc, các loại đỗ và nội tạng động vật.
5.Những bệnh nhân điều trị xạ trị hay hoá chất thường nên ăn những đồ ăn lạnh, nước lạnh; còn những bệnh nhân bị cảm lạnh thì nên ăn các loại thực phẩm mang tính nóng.
6.Cần ăn đa dạng các loại thức ăn, chú ý đến màu sắc, hương, vị, và hình thức của món ăn, những yếu tố này có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn của bệnh nhân; khi nấu thức ăn cần nấu bằng phương pháp chưng, hấp, luộc, hầm, kiêng những thức ăn khó tiêu hoá, không được uống bia rượu.
7.Những bệnh nhân có khối u ở các cơ quan khác nhau sau khi phẫu thuật thường có hiện tượng khó nuốt, khó nhai, khó tiêu hoá hấp thụ thức ăn và thiếu nguyên tố vi lượng có thể cung cấp các loại thức ăn khác nhau và bổ sung các nguyên tố vi lượng bị thiếu tuỳ theo từng trường hợp, khi cần có thể dùng thêm các yếu tố dinh dưỡng tổng hợp để tăng sức đề kháng cho bệnh nhân.