Chế độ ăn uống của bệnh nhân sau hóa trị có hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng đến tình trạng hồi phục sức khỏe của cơ thể. Bệnh nhân nên ăn những loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, chế độ ăn uống nên được cân bằng, ăn nhiều rau quả, trái cây, hạn chế hoặc không ăn cá ướp muối, dưa chua, thịt xông khói, thịt bảo quản, , và các loại thực phẩm khác có chứa chất nitrosamine, không nên ăn thức ăn cay, không nên uống rượu quá nhiều. Đặc biệt trong thời gian hóa trị bệnh nhân ung thư vòm mũi họng sẽ thường có hiện tượng khô miệng chán ăn, buồn nôn và nôn mửa.
Sau hóa trị một số bệnh nhân ung thư vòm mũi họng sẽ ăn uống tương đối kém, kết hợp điều trị với thuốc đông y sẽ giúp giảm bớt các tác dụng phụ của hóa trị đối với các tổn thương trên cơ thể. Một số loại thực phẩm có thể giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt như: măng cụt, bách hợp, nhân sâm, khoai lang, hạt sen, nước ép quả lê, nước ép cà rốt, súp đậu, dưa hấu, mướp, sữa, và ăn một số loại thức ăn như cá, thịt, mật ong, rau xanh, hoa quả...
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng sau hóa trị tương đối yếu, thời gian này cần phải kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân. Có thể tăng cường một số loại thức ăn cho bệnh nhân như thực phẩm dạng lỏng, nước trái cây như mía đường, nước ép lê, nước quả hạt dẻ, nước ép dưa hấu, nước cam..để đảm bảo việc cân bằng dinh dưỡng toàn diện, đồng thời cải thiện những phản ứng bất lợi sau khi hóa trị. Đối với bệnh nhân sau khi hóa trị dẫn đến hầu niêm mạc bị tắc và phù nề, khó nuốt, cần phải căn cứ vào tình trạng nuốt thức ăn của bệnh nhân để chọn các loại thực phẩm nhẹ, thức ăn ít dầu mỡ như sữa, tinh bột rễ sen, bột protein, hoặc chế biến thức ăn dạng mềm để giúp bệnh nhân dễ nuốt và dễ hấp thu tiêu hóa.
Những tác dụng phụ khác của hóa trị gồm có buồn nôn, nôn. Một số loại thuốc chống ung thư sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau miệng, thậm chí xuất hiện các vết loét. Vì vậy cần phải súc miệng sạch sẽ theo chế độ quy định cho bệnh nhân. Loét miệng sẽ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, bác sỹ sẽ kiến nghị bệnh nhân nên dùng thuốc gây tê khi súc miệng, sau đó mới ăn uống, hoặc bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch. Tất nhiên phương pháp tối ưu nhất vẫn là bệnh nhân tự ăn uống, tiêu hóa và hấp thụ, điều này có tác dụng đối với việc điều trị viêm loét. Trong thời gian hóa trị, nếu bệnh nhân vẫn không có cảm giác ngon miệng, nên ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng phong phú, hàm lượng calo cao, như sữa, súp..
Các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở bạn, sau khi hóa trị, chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân ung thư vòm mũi họng rất quan trọng. Ăn uống hợp lý không những giúp bệnh nhân cân bằng dinh dưỡng điều tiết cho cơ thể, giảm bớt các tác dụng phụ của hóa trị, mà còn có thể tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân, mang lại những ảnh hưởng tích cực cho việc điều trị bệnh.