Sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư dạ dày, một số bệnh nhân không còn giữ được thể trạng như ban đầu. Bệnh nhân có thể do vết thương mổ hay không thể ăn uống bình thường được nên khiến cho lượng mỡ và protein trong cơ thể bị tiêu hao, làm cho thể trọng giảm, hoặc có thể mắc một số bệnh do thiếu vitamin hay biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày thì thường không ăn không uống, sau 24-48 giờ sau tình hình tốt, hồi phục chức năng của ruột, hậu môn đã có thể thải khí thì có thể cho bệnh nhân uống ít nước ấm hoặc nước đường glucoso. Nếu không hợp thì ngày tiếp thể cho bệnh nhân ăn một ít đồ ăn thanh đạm như nước cháo loãng, canh rau, nhưng không được ăn đường sucroza, sữa và đậu nành bởi vì những thực phẩm này gây trướng bụng. Ngày thứ 4 vẫn có thể ăn những thức ăn dạng lỏng nhưng có thể thêm sữa ngọt, đậu nành ngọt. Ngày thứ 5 có thể ăn các loại thức ăn như cháo, hoành thánh, bánh mì, bánh ngọt, sữa, đậu nành. Ngày thức 9 có thể cải thiện bằng những thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, mềm, một ngày chia thành 5 bữa. Nếu sau khi ăn có hiện tượng buồn nôn, trướng bụng thì cần giảm lượng thức ăn hoặc ngừng ăn. Đợi đến khi hết triệu chứng, bệnh tình tốt lên mới tiếp tục ăn.
Chế độ ăn uống sau phẫu thuật hết sức quan trọng, vừa phải bồi bổ thêm lượng tiêu hao trước khi phẫu thuật, vừa phải bổ sung vào những tổn thất do vết thương phẫu thuật. Vì vậy cần áp dụng chế độ ăn uống ngày 5 bữa trong một thời gian dài, đảm bảo đầy đủ các thức ăn có chứa nhiều dinh dưỡng, protein, giàu vitamin và vitamin A,B,C, để có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương. Như các loại trứng, các loại sữa, các loại thịt nạc, đậu phụ, sữa đậu nành và các thực phầm làm từ đậu, rau củ quả tươi. Tránh ăn các loại thức ăn khó tiêu hóa và có chất kích thích như ớt, rau cần, bia rượu, cà phê, trà đặc và rau hẹ.
Cách chế biến thức ăn cũng cần được chú ý, không nên dùng các phương pháp như chiên, rán, hun khói hay tái để tránh khó tiêu hóa mà nên hấp, chưng, luộc hay hầm. Bệnh nhân cần đợi đến khi vết thương kín miệng rồi dần dần ăn nhiều hơn. Do sau khi phẫu thuật thì dạ dày thu nhỏ lại nên việc hấp thụ các thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng, nên trong bữa ăn hằng ngày cần chú ý tăng một lượng vừa phải các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như nội tạng động vật, củ cải... để tránh mắc bệnh loãng xương sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, sau khi ăn không nên vội xuống giường hoạt động mà cần nằm nghỉ ngơi, không nên ăn nhưng thực phẩm nhiều đường.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày cần chú ý bổ sung canxi và các thực phẩm có chứa vitamin D, như vậy sẽ tốt cho xương, một số thực phẩm làm từ thực vật như các loại rau có màu vàng hoặc xanh và β-carotene có trong hoa quả, những chất này có thể chuyển hóa thành vitamin A trong gan.
Chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở rằng: sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày và có thể ăn uống thì nên áp dụng thực đơn dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày và đường ruột là một ngày 6 bữa, đợi đến khi bệnh có chuyển biến tốt hơn sẽ đổi thành 1 ngày 5 bữa. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho bệnh nhân bổ sung thêm những dinh dưỡng cần thiết, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, điều này cũng cho thấy vai trò quan trọng của một chế độ ăn uống hợp lý đối với sự hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư dạ dày.