Tối ngày 11 tháng 6, tiếp sau hoạt động của bệnh nhân Indonesia, hoạt động “Buổi tối của Việt Nam” do bệnh viện Ung Bướu Hiện Đại Quảng Châu tổ chức đã diễn ra, những gia đình bệnh nhân người Việt lần lượt rời phòng bệnh, đến bến sông lãng mạn chuẩn bị cho hành trình trải nghiệm buổi tối trên sông Châu Giang.
Lê Hoàng Thanh Phương, Hà Cẩm Hồng là bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, từ sau khi đến Trung Quốc do vấn đề sức khỏe nên họ chỉ có thể nằm trong phòng bệnh, lần đi thăm sông Châu Giang này là lần đầu họ được đi chơi bên ngoài. Do đó buổi tối trước ngày đi chơi họ vui đến nỗi không ngủ được, đặc biệt là Lê Hoàng Thanh Phương, thời gian các bác sỹ hẹn còn chưa tới cô đã cùng các bệnh nhân khác đến đại sảnh tập trung rồi. 6 giờ 15 phút, bệnh nhân Hà Cẩm Hồng cùng con gái cũng đã đến nơi tập trung cùng mọi người.
Trên du thuyền, bác sỹ Lưu Tưởng Mai (ở giữa) cùng bệnh nhân Lê Hoàng Thanh Phương chụp ảnh, bên phải là bạn của bệnh nhân Lê Hoàng Thanh Phương
Trên du thuyền, bác sỹ Lưu chụp ảnh kỷ niệm cùng bệnh nhân Hà Cẩm Hồng, bên trái là con gái của bệnh nhân Hà Cẩm Hồng
Trên mũi thuyền, “tháp Quảng Châu” huyền bí dần lộ ra, mọi người vui mừng chụp ảnh
Bệnh nhân Thanh Phương và Cẩm Hồng cũng như các bệnh nhân khác đều vui mừng, khi vừa đến bến sông, họ liền lấy ngay điện thoại ra chụp ảnh phong cảnh nơi đây, và chụp ảnh cùng nhau. Bác sỹ Lưu Tưởng Mai rất vô tư và cũng nhanh chóng thay đổi vai trò của mình trong đoàn, suốt chặng đường bác sỹ trở thành người quay phim chụp ảnh cho các bệnh nhân, ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ hạnh phúc của họ, đồng thời khi bệnh nhân cần, bác sỹ cũng có những dụng cụ chăm sóc chuyên dụng đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.
Du thuyền đúng 7 giờ xuất phát, từ bến sông đi hướng đến Hải Tâm Sa của Quảng Châu. Đèn hoa đăng bắt đầu sáng, tiếng nhạc du dương trên thuyền hòa cùng với cảnh trời Châu Giang về tối thật lãng mạn, các “du khách” của chúng ta đã chìm đắm vào khung cảnh đó. Lê Hoàng Thanh Phương bày tỏ cảm xúc rằng, mặc dù cô đã từng đến Quảng Châu làm việc, nhưng cô chưa bao giờ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp tuyệt trần này của Quảng Châu.
Họ đứng nơi mũi thuyền đang trôi chậm chậm trên sông gió nhẹ, ngạc nhiên trước cảnh đẹp mê hồn của Quảng Châu, đứng trước tháp Quảng Châu mỹ lệ được tạo hình các dáng khác nhau thông qua hiệu ứng đèn, và khám phá ra chiếc tháp huyền bí này. Cô Hồng đứng dưới tầng 1 của thuyền dường như cũng đang quên đi thời gian trôi, người phụ nữ bước vào độ tuổi 60 này không có cảm giác giống như những người trẻ, nhưng cô vẫn đang cảm nhận thời khắc tĩnh lặng này, chỉ cần nhìn cách cô chăm chú ngắm nhìn những cảnh sông xung quanh là có thể thấy sự hấp dẫn của cảnh quan nơi đây, và cô cũng không quên tích cực chụp lại những khung cảnh này vào chiếc điện thoại đã cũ của mình.
Bác sỹ Lưu cũng rất vui trong chuyến đi này, cả hành trình bác sỹ không ngừng giúp bệnh nhân chụp ảnh, cũng không quên theo dõi tình hình sức khỏe của các bệnh nhân và khích lệ họ. Bệnh nhân Hà Cẩm Hồng huyết áp không ổn định, cô vừa nói bị chóng mặt là bác sỹ ngay lập tức bắt mạch, để tìm ra nguyên nhân gây chóng mặt. Lê Hoàng Thanh Phương ngày hôm sau xuất viện về nhà, bác sỹ dặn dò cô phải uống thuốc đúng giờ, đồng thời phải giữ tình thần thoải mái mới tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bác sỹ còn tặng cho bệnh nhân vật kỷ niệm đánh dấu chuyến du thuyền.
8 giờ 15 phút, du thuyền quay lại bến, sắp kết thúc một vòng tròn thăm quan. Sau khi thăm quan vui vẻ và nhận tặng phẩm của chuyến du thuyền, các bệnh nhân vẫn cảm thấy tiếc chưa muốn kết thúc, sau khi xuống thuyền họ cùng nhau chụp 1 bức ảnh lấy chiếc thuyền làm bối cảnh phía sau. Cô Phương ngày hôm sau sẽ về Việt Nam, cô nói rằng lần sau đến tái khám cô còn muốn đi chơi nhiều nơi khác nữa ở Quảng Châu, lần này trở về cô sẽ chia sẻ mọi thứ mà bệnh viện đã đem lại cho cô với chồng và con của mình.
Thật vậy, khi đứng trước sự sống thiêng liêng của con người, thì “cứu người” là sứ mệnh của các tổ chức y tế, cũng không còn khái niệm chính trị lạnh nhạt, chỉ có sự tôn trọng và lo sợ cho sinh mạng của giới tự nhiên. “Mối tình bách tính, sinh mạng thiêng liêng”, nhiều năm phát triển trở lại đây, bệnh viện Ung Bướu Hiện Đại Quảng Châu không ngừng quán triệt khái niệm phục vụ này, không màng chính trị, không phân chia quốc gia, phục vụ tốt cho từng bệnh nhân đến với bệnh viện. Chuyến du thuyền có điểm kết nhưng chất lượng phục vụ sẽ không bao giờ có điểm dừng.
Bác sỹ trở thành “thợ ảnh” cho các bệnh nhân
Giao lưu giữa bệnh nhân và bác sỹ dưới chân tháp Quảng Châu, thử tạo hình nắm lấy tháp từ xa nhưng đã tạo hình thất bại
Quà kỷ niệm của chuyến du thuyền
Chuyến du thuyền kết thúc, mọi người xuống thuyền cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm
Bác sỹ Lưu Tưởng Mai bắt mạch cho bệnh nhân Hà Cẩm Hồng
Sau khi bắt mạch, bắt tay chặt