Dưới ánh nắng nhẹ nhàng ấm áp của một chiều mùa đông, bước đến văn phòng của chủ nhiệm Bành Hiểu Xích của bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu, bác sỹ đang chăm chú xem bệnh án của bệnh nhân. Giá sách trên tường và trên bàn làm việc của bác sỹ có rất nhiều sách y học, trong đó có cuốn “ung thư học lâm sàng” của hiệp hội ung thư Hoa Kỳ.
Vị bác sỹ tài đức song toàn
Là một người thầy thuốc đã hơn 20 năm trong nghề y, bác sỹ Bành Hiểu Xích lĩnh hội được sâu sắc nhất đó là muốn làm một vị bác sỹ tốt, nhất định phải có trí tuệ và đạo đức, cần tư duy kỹ càng, bản tính cẩn thận, kỹ thuật vững chắc, và tấm lòng cũng phải nhân ái. “ Bác sỹ chỉ dựa vào kiến thức lý thuyết phong phú và kỹ thuật điều trị vững chắc thì chưa đủ, còn cần có đạo đức, lòng nhân đạo và sự quả quyết dứt khoát. Có những khi bệnh tình của người bệnh nguy kịch gấp gáp, nếu bác sỹ quá tỉ mỉ, cân nhắc quá nhiều có thể dẫn đến tai họa. Thêm nữa, bác sỹ cũng không nên ỷ vào kinh nghiệm mà tự tin thái quá, chủ quan một chút hoặc tự cho mình là đúng dễ dẫn đến chẩn đoán sai. Mỗi một vị bác sỹ trong quá trình trưởng thành của mình đều gặp phải vấn đề như vậy, khi đó hãy nỗ lực sửa chữa để khắc phục vấn đề.” – bác sỹ Bành Hiểu Xích chia sẻ.
Đã điều trị cho vô số bệnh nhân ung thư nhưng bác sỹ Bành Hiểu Xích vẫn luôn giữ được sự cẩn thận mà người Trung Quốc ví như khi ta đi trên lớp băng mỏng vậy. Ông hiểu rằng, đối với mỗi bệnh nhân ung thư mà nói, lựa chọn phương án điều trị phù hợp và tối ưu hóa nhất là vô cùng quan trọng, còn đối với bác sỹ thì điều đó có nghĩa là họ phải gánh vác một trách nhiệm nặng nề trên vai. Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, bác sỹ Bành Hiểu Xích luôn cố gắng hết sức để tối ưu hóa các pháp đồ cho mỗi một lần điều trị. Khi bóng tối chiếm lấy không gian, bác sỹ Bành có thể cảm nhận một cách sâu sắc rằng đối với bệnh nhân, sự đồng cảm chân thành của bác sỹ không phải là an ủi và nước mắt thương sót, mà nó là tâm huyết. Mặc dù “phương án điều trị rất chính xác đi chăng nữa, thì cũng không hẳn là kết quả đã hoàn hảo, suy cho cùng y học vẫn không phải là vạn năng, luôn có những điều đáng tiếc. Nhưng chỉ cần đi trên con đường điều trị đúng hướng, bệnh nhân ung thư sẽ nắm lấy trên 60% cơ hội thoát khỏi tử thần. Cho dù là đã ở giai đoạn muộn, cũng vẫn có thể kéo dài sức sống tồn tại cùng bệnh”.
Khoa học chuyên ngành ung thư đã đi qua một thế kỷ, những năm gần đây, phương pháp điều trị ung thư đã được tiêu chuẩn hóa hơn, nhưng xét về việc cá thể hóa, bác sỹ bành cho rằng khái niệm “cùng bệnh khác cách điều trị” có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa tối ưu hóa điều trị và điều trị quá độ. Ví dụ, hai bệnh nhân ung thư dạ dày khác nhau, một phác đồ điều trị có thể là thiếu với người này nhưng lại là quá nhiều với người kia, các bác sĩ cần phải xem xét đến những yếu tố khác biệt cá nhân như giới tính, tuổi, chức năng miễn dịch, phản ứng với thuốc,…của từng trường hợp để cho phù hợp, như vậy mới hoàn thiện được mô hình điều trị cá nhân hóa.
Tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp hơn với thể chất bệnh nhân
Môi trường trưởng thành hẳn chúng ta đều đã nghe đến nhiều, bác sỹ Bành Hiểu Xích khi tốt nghiệp trung học đã lựa chọn học ngành y một cách rất ngẫu nhiên, năm 2006 sau khi đến bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu đến nay đã được 7 năm. Bác sỹ Bành Hiểu Xích chia sẻ : tôi thích làm bác sỹ, cứu chữa bệnh cho con người, giúp mỗi bệnh nhân hồi phục lại sức khỏe, điều đó khiến tôi yêu thích công việc và hiểu được giá trị cuộc sống hơn.
Trung y tự cổ có câu “bệnh do tâm mà ra”, một số nghiên cứu khoa học của y học của phương Tây cũng đã chứng minh được điều đó, 60% bệnh tật của con người là do nhân tố tinh thần tạo thành. Trong số những nguyên nhân gây ung thư, yếu tố tinh thần trước sau vẫn là quan trọng. Tại bệnh viện ung bướu Hiện Đại, mỗi y bác sỹ đều đóng vai một bác sỹ tâm lý, đặc biệt là đối với khoa ung thư. Các bác sỹ không ở khoa tâm lý đều phải nắm được kỹ năng cơ bản của việc chẩn trị tâm lý, để thích ứng với xã hội, đây là yêu cầu mới của bệnh viện Hiện Đại đối với các bác sỹ, khiến cho mô hình y tế mới – “y học kết hợp thân và tâm” đi vào hiện thực hóa, để đạt được mục đích vừa chữa khỏi bệnh trên cơ thể bệnh nhân, vừa chữa được bệnh về tinh thần về tâm lý cho họ.
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh, bệnh nhân ung mắc chứng trầm cảm có tỷ lệ tử vong cao hơn gấp 2 lần so với bệnh nhân không mắc chứng trầm cảm. “Trạng thái tinh thần không tốt sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch tâm lý, từ đó làm tăng nguy cơ tái phát và di căn bệnh ung thư” - bác sỹ Bành Hiểu Xích cho biết : “hiện nay, vấn đề tâm lý vẫn bị coi nhẹ trong lĩnh vực điều trị ung thư, mà bệnh nhân ung thư là đối tượng cần một trạng thái tinh thần tích cực, mạnh mẽ nhất.”
“Trên thực tế, để khiến cho một bệnh nhân mắc bệnh ung thư lấy lại được tâm lý lạc quan là điều không hề dễ, duy trì được sự lạc quan đó của họ lâu dài lại càng khó hơn nữa. Chúng tôi thông qua việc tổ chức các hoạt động giải trí như leo núi, du lịch thăm quan trong ngày, đi mua sắm, xem phim,…để khiến họ trút bỏ đi phần nào lo lắng, ngoài tác dụng từ thuốc, đi qua một ngày vui sống cũng tiếp thêm năng lượng nâng cao hệ miễn dịch, việc kết hợp điều trị về cơ thể lẫn tinh thần hướng bệnh nhân theo con đường hồi phục sức khỏe, phù hợp hơn với chính bản chất của cuộc sống”
Hình ảnh bác sỹ
Bác sỹ Bành Hiểu Xích – trưởng khoa ung thư bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu. Tham gia công tác nghiên cứu và điều trị lâm sàng trên 20 năm, hội viên hội y học Trung Hoa, đi đầu tại Trung Quốc về điều trị tổng hợp vết thương nhỏ đối với các loại bệnh ung thư. Đặc biệt sở trường, điều trị nhắm trúng đích, điều trị nội tiết, hóa trị ung thư, điều trị các liệu pháp tổng hợp đa khoa. Có trên 20 bài luận văn giao lưu chuyên ngành và được đăng trên các báo y học và trong các hội thảo y học lớn.
Câu nói tâm đắc : Đức không bền, không thể làm nên người thầy thuốc.
Ngôn luận đặc sắc
Hiệp hội Ung thư Mỹ đã dự đoán: con người có bị tử vong vì ung thư hay không, suy cho cùng không dựa vào thuốc hay hóa xạ trị, mà dựa vào chính sự điều hòa hệ miễn dịch trong cơ thể của bản thân. Trên thực tế, trong cơ thể của mỗi người đều có tế bào ung thư, nhưng nếu hệ miễn dịch không đủ mạnh mẽ sẽ khiến cho các tế bào có cơ hội phát triển hơn. Vì vậy trong khi điều trị, chúng ta cố gắng căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để sử dụng các phương pháp điều trị gây tổn thương nhỏ nhất cho hệ miễn dịch.
Mức độ ác tính của tế bào ung thư trong cơ thể mỗi người là khác nhau, vậy phải điều trị như thế nào? Hình thức tư duy của bác sỹ rất quan trọng. Cần phát huy ra y thuật tinh tường của người bác sỹ, cân nhắc toàn diện mọi vấn đề, phương pháp điều trị không thể đơn nhất, nên áp dụng biện chứng trong điều trị, đa hướng kết hợp. Song song với điều trị, còn cần đảm nhiệm công việc của một nhà giáo dục sức khỏe, dạy bệnh nhân những cách sinh hoạt chính xác, tránh nhưng việc gây hại đến sức khỏe, hình thành những thói quen sống có ích cho sức khỏe.
Sinh mệnh mong manh là vậy, nguy hiểm và cơ hội chỉ có ranh giới mỏng manh như sợi chỉ, dẫm lên sợi chỉ sinh tử này, nếu như vì chùn bước hoặc không quan sát kỹ, bỏ qua mất cơ hội xử lý, sẽ là niềm hối tiếc cả một đời. Vì vậy mới nói, làm một bác sỹ tốt nhất định phải quyết đoán, chữa trọng bệnh phải can đảm, phải có kiến thức, chữa bệnh mãn tính có thể phòng, có thể duy trì bảo vệ.
Bác sỹ Bành Hiểu Xích – trưởng khoa ung thư bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu
Sự tôi luyện về y thuật giúp điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân ung thư
Bệnh viện ung bướu Hiện Đại có rất nhiều bệnh nhân đến từ các quốc gia Đông Nam Á, có một số bệnh nhân bệnh tình rất nghiêm trọng và phức tạp, dễ xét đoán sai. Bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu áp dụng phương thức hội chẩn đối với trường hợp bệnh khó điều trị, trong một khoa không giải quyết được thì hội chẩn toàn viện, toàn viện không giải quyết được thì hội chẩn với viện khác. Thông qua phương thức hội chẩn, cố gắng giúp bệnh nhân tìm được phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Trong số nhưng bệnh nhân được bác sỹ Bành Hiểu Xích chẩn trị đã từng có hai bệnh nhân ung thư đại tràng, họ phát hiện thuốc họ uống không giống nhau hoàn toàn. Bác sỹ Bành Hiểu Xích giải thích, vì cơ thể của mỗi bệnh nhân có mức độ ác tính của tế bào khác nhau, bác sỹ phải dựa vào những sự khác biệt đó để định ra phương án điều trị phù hợp, không phải từ một trường hợp mà cứ thế áp dụng y nguyên, như vậy mới cân nhắc được phẫu thuật và thuốc thang một cách khác quan.
“Để xác định được phương pháp điều trị tối ưu nhất, phù hợp nhất, trước tiên bác sỹ cần phải nắm được thành thục tất cả các khả năng xảy ra của phương pháp điều trị. Ví dụ, phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe, bệnh tình và phản ứng với thuốc của mỗi bệnh nhân, lựa chọn liều lượng điều trị phù hợp, như vậy mới có thể trị bệnh hiện quả mà lại giảm được những tổn hại cho sức khỏe bệnh nhân,” Năm 1990, bác sỹ Bành Hiểu Xích đã tập huấn tại Canada, nhiều năm tôi luyện với ngành y, ông đã giúp cho vô số bệnh nhân ung thư quay trở lại con đường hồi phục sức khỏe.
Những năm trở lại đây, số lượng bệnh nhân mắc ung thư tăng nhanh từ 3% - 5% mỗi năm. “Có những bệnh ung thư giai đoạn sớm không hề có triệu chứng gì, nếu như có thể kịp thời phát hiện bệnh sớm và tích cực điều trị, thậm chí có thể sau phẫu thuật không cần làm thêm hóa trị bổ sung cũng đã đạt được một kết quả tốt.” Bác sỹ Bành nói, hiện nay số người đến bệnh viện Hiện Đại để tiến hành khám sức khỏe trọn gói đã nhiều hơn trước, đặc biệt là người nước ngoài, điều này phản ánh ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân đã được nâng cao. Kiểm tra tầm soát ung thư cần có tính mục tiêu, thông qua chụp CT, siêu âm, xét nghiệm chỉ số khối u là được.
Trị trọng bệnh cần quyết đoán, có kiến thức
Đã từng có một người mẫu đến từ Indonesia, bệnh viện trong nước đã từ chối điều trị cho cô gái ung thư vú giai đoạn cuối này. Cô đã đến bệnh viện Ung bướu Hiện Đại Quảng Châu với tâm lý thử xem sao. Nguyên nhân gây bệnh của cô khá rõ ràng, nhưng tình trạng bệnh rất không ổn định. Thông qua kiểm tra cụ thể, bác sỹ Bành Hiểu Xích quyết định làm phẫu thuật sau đó tái tạo ngực cho cô. Đến nay bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh, chỉ cần biết tin bác sỹ Bành Hiểu Xích đến Indonesia công tác, dù là ở thành phố nào cô cũng bay đến để gặp bác sỹ. Theo được biết, những ca bệnh như thế này không phải ít, bác sỹ Bành Hiểu Xích nhấn mạnh, làm một bác sỹ tốt nhất định phải quyết đoán, trị trọng bệnh cần dứt khoát, đối với bệnh mãn tính cần phòng và bảo vệ về lâu dài.
Năm 2013 những ca tấn công bác sỹ đã khiến cho bất hòa y tế trở thành vấn đề nổi cộm. Có số liệu cho thấy, những vụ bất hòa y tế tại các bệnh viện cấp 2 trở lên của tỉnh Quảng Đông đang có xu hướng tăng lên mỗi năm. Sự bất hòa y tế này đã ảnh hưởng đến trật tự căn bản của nền y tế, bác sỹ cũng vì sợ bị chừng phạt và lo lắng cho tính mạng của mình mà không dám hạ quyết tâm điều trị mạo hiểm. “Trân trọng tính mạng là một trong những phẩm chất đạo đức hàng đầu của người y sỹ. Nếu sợ mạo hiểm vì bệnh nhân, chùn bước điều trị, thì đối với bác sỹ và bệnh nhân đều là điều đáng tiếc. Bệnh nhân không nhận được nguồn lực y tế xứng đáng, bác sỹ cũng không thu được những kinh nghiệm từ việc điều trị cho bệnh nhân. “Với tôi, làm nghề y cũng như làm nghệ thuật chứ không phải là sự giao dịch, là sứ mệnh chứ không đơn giản chỉ là một ngành nghề. Làm nghề y để làm giàu thì thật đáng khinh bỉ.” Bác sỹ Bành tâm sự.
“Bệnh nhân mang sinh mạng giao cho bác sỹ, trong quá trình chẩn đoán và điều trị chủ quan để xảy ra sai sót sẽ gây ra hậu quả khôn lường, điều này là tuyệt đối không cho phép. Chúng tôi thông qua việc quản lý trên lâm sàng, mỗi y bác sỹ đều tuân thủ mô hình điều trị, khiến cho quá trình điều trị được quy phạm hóa, tăng cường khống chế những rủi ro đối với điều trị lâm sàng.” Trong khi hướng dẫn những học sinh của mình, bác sỹ Bành Hiểu Xích luôn nhắc nhở họ một điều: “Cần cân nhắc khả năng của tất cả các vấn đề có thể xảy ra, nếu không, sai lầm sẽ đón đầu các em.”
Đăng lại từ Thời Báo Tin Tức: https://informationtimes.dayoo.com/html/2013-12/18/content_2486450.htm