Xạ truyền thống tác dụng phụ lớn
Điều trị bằng xạ trị là một trong 3 phương pháp truyền thống trong điều trị khối u ác tính. Số liệu thống kê trong và ngoài nước cho thấy, có khoảng 60 – 70% bệnh nhân ung thư cần xạ trị. Nguyên tắc điều trị ung thư bằng xạ trị là lợi dụng các tia xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhưng do sự phát triển của các tế bào ung thư ở trong mô bình thường, hơn nữa hình dạng của nó không đồng đều, mà kĩ thuật xạ trị truyền thống yêu cầu phạm vi lớn, nên tế bào ung thư sót lại sẽ ít. Tuy nhiên, sẽ gây nên tình trạng các mô bình thường bị tổn thương bởi sự chiếu xạ không cần thiết, gây gia tăng các phản ứng phụ sau khi xạ. Đồng thời, do bị phản ứng phụ nên không thể tăng liều xạ, khiến cho nhiều khối u không đạt được hiệu quả điều trị. Với cách xạ cục bộ, lí tưởng, giúp cho các mô bình thường không bị ảnh hưởng bởi tia xạ, đồng thời có thể bảo vệ các cơ quan khác cũng như mô bình thường của cơ thể. So sánh 1 chút, thì xạ tốt nhất cần phải có sự hướng dẫn chính xác thông qua các thiết bị, tức là bị ở đâu, xạ ở đó, không gây tổn thương vô cớ.
Xạ định hình tiêu diệt chính xác khối u
Xạ định hình lập thể là 1 phương pháp xạ chính xác, nếu so sánh với xạ truyền thống, ưu thế của nó là độ chính xác cao, bức xạ cao ở khu vực khối u, đồng thời, giảm thiểu sự chiếu xạ tới các mô bình thường, đảm bảo độ chính xác cao trong toàn quá trình xạ trị. Dưới sự hướng dẫn của máy hình ảnh CT định vị kết cấu khối u theo lập thể, và tiến hành xạ từ các hướng, góc khác nhau, đồng thời thiết lập hình ảnh khối u theo lập thể ( trước, sau, trái phải, trên dưới) và xạ đồng nhất, giúp cho các tế bào ung thư được tiêu diệt chính xác và giảm thiểu tổn thương tới mô bình thường.
Bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu đã có hệ thống xạ định hình tiên tiến của thế giới, thích ứng với các thiết bị y tế lớn --- máy xạ gia tốc, để tối ưu hóa phương pháp xạ trị chính xác , khiến cho dao photon, dao gamma… điều trị được chính xác và thực tế hơn trong lâm sàng. Kĩ thuật xạ định hình là hệ thống lấy thiết bị gia tốc và kĩ thuật số, kết hợp với bác sĩ có tay nghề cao, để tiến hành xạ định lượng vào ổ bệnh, ưu điểm giảm bớt tổn thương tới các cơ quan khác, tỉ lệ khống chế cục bộ của khối u cao, giảm thiểu ảnh hưởng tới tế bào ung thư, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh sau khi điều trị. Các bác sĩ của bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu với kinh nghiệm phong phú, có thể giúp bệnh nhân định vị chính xác, xạ cục bộ, giảm thiểu tổn thương tới tế bào bình thường và các cơ quan khác…..
Cứu sinh của bệnh nhân ung thư mũi họng
Ông Nguyễn, người Indonesia không may mắc ung thư mũi họng, đại đa số bệnh nhân ung thư mũi họng rất nhạy cảm với xạ trị, xạ trị được coi là phương pháp ưu tiên cho bệnh nhân ung thư mũi với hiệu quả tốt, tỉ lệ sống sót cao. Nhưng kết cấu mũi họng phức tạp, gần với nhiều cơ quan khác và mô bình thường, kĩ thuật xạ thông thường không thể tránh hoặc bảo vệ các cơ quan khác, sau khi xạ trị xong, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất lớn. Ông Nguyễn sau khi xạ trị ở địa phương xong, tác dụng phụ rất lớn, gây ảnh hưởng tới có thể, phải dừng điều trị. Đến với Bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu, ông Nguyễn được áp dụng xạ định hình, ông cảm thấy các khớp, hya những tác dụng phụ của việc xạ trị giảm đi rõ rệt.Các triệu chứng khô miệng, đau họng, mở miệng khó khăn, ăn uống khó khăn…đều giảm đi rõ rệt.
Xạ định hình thích hợp với :
1.U nguyên bào thần kinh: u thần kinh đệm, u tuyến yên, u màng não, u não di căn…
2.U đầu cổ: ung thư mũi họng, ung thư vòm họng, ung thư sàng trên, ung thư răng miệng….
3.u phần ngực: ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư trung thất và ung thư vú…
4.U phần bụng: ung thư tụy, ung thư gan, ung thư mật….
5.U hệ thống sinh dục, tiết niệu: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận..
6.U xương: ung thư sarcom, ung thư phần mềm….
7.Khác: ung thư máu….
Xạ trị thông thường cần theo các bước:
1.Cố định, thông qua các thiết biji cố định đặc biệt, giúp bệnh nhân ung thư cố định vị trí, không di chuyển.
2.Xác định phạm vi và vị trí của khối u, thông qua kiểm tra CT hoặc MRI, bác sĩ xác định mục tiêu của phạm vi và vị trí cần xạ trị, mục tiêu cần phải xác định chính xác, nếu không sẽ không đạt hiệu quả điều trị.
3. Xác nhận mô và cơ quan cần bảo vệ như: tủy, tuyến nước bọt, mắt, phổi, gan, thận…..
4.Kiểm nghiệm kế hoạch điều trị: đảm bảo khi xạ trị tất cả những tế bào ung thư đều được xạ, hơn nữa bảo vệ được những mô bình thường và cơ quan khác một cách tối đa nhất.