Buổi sáng không ăn, trưa ăn ngẫu hứng, tối ăn lịch sự, đêm ăn hàng quán, những thói quen không tốt này được gọi là “sát thủ sức khỏe” của người thành phố. Cuộc sống, áp lực công việc và lịch sự giao tiếp khiến sức khỏe của chúng ta ngày càng xấu đi, đặc biệt là dạ dày. Người thành phố đang dần trở thành nhóm người có tỷ lệ mắc bệnh dạ dày cao, điều này có mối quan hệ mật thiết với thói quen ăn uống và sinh hoạt của họ. Vậy những đối tượng như thế nào cần thận trọng với việc bệnh dạ dày chuyển biến thành ung thư?
1, Những người nhịn ăn
Cuộc sống của con người trong xạ hội hiện đại rất bận rộn, rất nhiều người vì muốn ngủ nhiều hơn một chút hoặc vội vàng đi làm mà quen mất bữa sáng. Thực ra không ăn sáng sẽ khiến cho những axit trong bụng trống sau một đêm kích thích đến niêm mặc dạ dày, nhưng trong dạ dày không có thức ăn để trung hòa axit dạ dày, như vậy không bao lâu sẽ bị mắc bệnh về dạ dày. Buổi sáng không ăn cũng có thể gây ra sự lắng đọng cholesterol trong mật, dẫn đến hình thành sỏi mật.
Rất nhiều bạn nữ cho rằng, ăn ít đi một bữa có thể giảm béo, nhưng không ăn sáng không có hiệu quả để giảm béo, thậm chí còn dễ tăng cân hơn. Không ăn sáng sẽ khiến cho lượng đồ ăn uống trong bữa trưa và tối nhiều hơn, mà vẫn không bù đắp được cho những tiêu hao, dễ dẫn đến tăng cân béo phì.
2, Những người nghiện ăn cay
Ăn cay một lượng thích hợp cũng có lợi cho sức khỏe, nhưng cấm kỵ ăn cay trong lúc đói. Hạt tiêu có chứa một lượng lớn các nguyên tố vi lượng và vitamin C, có tác dụng chống lại ung thư. Ăn một lượng nhỏ hạt tiêu tốt cho dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, phòng tránh sỏi mật, hơn nữa còn có tác dụng giảm béo.
Nhưng nếu ăn cay quá nhiều, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, cần chú ý. Ăn nhiều đồ cay sẽ khiến dạ dày sản sinh ra một lượng dịch tiêu hóa lớn, kích thích lên niêm mạc dạ dày, khiến cho niêm mạc xung huyết, phù, dễ gây viêm dạ dày đường ruột.
3, Những người làm tăng ca
Đi làm thường xuyên phải tăng ca, khi người khác ăn cơm bạn vẫn làm, khi bạn ăn cơm thì mọi người đã đi ngủ. Những áp lực công việc to lớn và trong thời gian dài sẽ khiến nội tiết dạ dày quá lớn, dẫn đến hiện tượng viêm loét.
Hơn nữa dạ dày đường ruột ở trong trạng thái căng thẳng dễ dẫn đến buồn nôn, đầy hơi, đau tức. Sau khi tăng ca, thức đêm sẽ vội vàng lấp đầy dạ dày, những thức ăn đó trước khi ngủ vẫn đọng lại trong dạ dày đường ruột chưa kịp tiêu hóa, như vậy rất dễ dẫn đến béo phì và rối loạn tiêu hóa.
4, Những người gầy
Có một thân hình mảnh mai là mơ ước của rất nhiều cô gái trẻ. Nhưng nếu như giảm béo một cách mù quáng, không chỉ không đạt đến hiệu quả làm đẹp mà một chế độ ăn uống không hợp lý còn gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Giảm béo một cách không khoa học có thể dẫn đến chứng chán ăn, điều này khiến cho dạ dày thiếu đi thức ăn để cung cấp cho tiêu hóa, dưới sự kích thích mạnh mẽ của các axit dạ dày sẽ dễ gây ra viêm dạ dày mãn tính thậm chí dẫn đến viêm loét.
Chuyên gia ung thư của bệnh viện Ung bướu hiện đại Quảng Châu cho rằng, ung thư có đến 80% nguyên nhân là do môi trường và thói quen sống không tốt hình thành nên. Để phòng tránh việc viêm loét chuyển sang ung thư dạ dày chúng ta nên thay đổi lại những thói quen sinh hoạt không tốt.