Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cần được chú ý nhiều hơn, ăn uống thích hợp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của sức khoẻ bệnh nhân, vậy chúng ta cần hướng dẫn thế nào cho bệnh nhân và gia đình đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý? Chuyên gia bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu sẽ giúp bạn phân tích chi tiết
Hàm lượng dinh dưỡng cho bệnh nhân bao nhiêu là đủ? Trọng lượng là con số để đo lượng calo hấp thụ và lượng tiêu hao năng lượng có cân bằng hay không. Thể trọng tiêu chuẫn của 1 người được xác định dựa vào độ tuổi, giới tính, chiều cao. Và thông thường sẽ so sánh thể trọng cơ thể trước và sau khi mắc bệnh, trước và sau khi điều trị. Nếu xảy ra tình trạng sụt cân, cần phải tăng cường bổ sung lượng thực phẩm và dinh dưỡng.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư phổi cần được tăng cường thêm hợp lý, bởi vì bệnh nhân ung thư phổi tiêu hao năng lượng khá nhiều, chính vì vậy bệnh nhân cần lượng đạm và calo sẽ nhiều hơn người thường. Nếu có biểu hiện suy dinh dưỡng , thì phải bổ sung thêm càng nhiều lượng đạm. Đam tốt nhất đó là đạm từ thực vật và một số đạm động vật. Ngoài ra, chú ý lựa chọn thực phẩm ít chất béo, ít mặn và hàm lượng vitamin, khoáng chất phong phú, sẽ có lợi cho việc hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân. Sắp xếp chế độ ăn uống hợp lỳ cho bệnh nhân, ngoài cần phải xem xét về hàm lượng dinh dưỡng, còn phải chú ý đến yếu tô kháng ung thư có trong thực phẩm. Có 1 số thực phẩm sẽ thu hút tế bào ung thư, nhưng cũng có thực phẩm sẽ kháng ung thư, bệnh nhân cần bổ sung nhiều thực phẩm có khả năng kháng ung thư, tránh ăn các loại có thể thu hút dẫn đến ung thư. Theo nghiên cứu, các thực phẩm kháng ung thư thường gặp là rau cải có chữ thập như: bắp cải, bông cải , cà rốt, củ tỏi, xí muội, đậu nành, thịt bò v..v.
Chế độ ăn uống của bệnh nhân không chỉ chú ý đến thực phẩm, mà còn phải xem xét môi trường xung quanh. Ăn những thức ăn mình thích, có thể tăng cường lượng tiết dịch ở dạy dày, kích thích quá trình ăn uống, nâng cao khả năng hấp thụ các chất. Ngoài ra, hoàn cảnh khi ăn cùng ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bệnh nhân, nên tạo không khí vui tươi ,thoải mái cho bệnh nhân khi ăn.
Thức ăn là yếu tố cơ bản trong quá trình hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống trong giai đoạn cuối của ung thư phổi, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức chịu đựng của bệnh nhân trong quá trình điều trị, bảo đảm cho quá trình được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao, thúc đẩy tiến trình hồi phục. Rất nhiều người chưa có đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng khoa học, cho nên đã có những ý tưỡng và hành động không đúng khi phát hiện bệnh. Nếu lo lắng bổ sung quá nhiều dinh dưỡng sẽ khiến bệnh tình ngày càng phát triển hơn, thậm chí có trường hợp bỏ đói bệnh nhân, muốn giết chết tế bào ung thư bằng cách bỏ đói nó. Đây đều là những hành động không tốt , chưa có căn cứ khoa học.
Chuyên gia bệnh viện ung bướu Hiện Đại Quảng Châu đưa ra, cần chú ý tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối để đưa ra chế độ ăn uống thích hợp, áp dụng chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, chế độ ăn uống hợp lý sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực cho quá trình điều trị của bệnh nhân, giúp tăng cường lượng calo cho bệnh nhân, nâng cao hệ thống miễn dịch.