Đã có những tài liệu cho thấy, có khoảng 40% bệnh nhân ung thư là do chế độ ăn uống không phù hợp gây nên, trong đó có ung thư ruột kết. Đặc điểm nổi trội của một chế độ ăn uống không hợp lý là lượng hấp thụ nhiệt lượng, chất béo động vật và cholesterol quá nhiều, thiếu chất xơ và vitamin và ít vận động.
Lời khuyên thứ nhất về chế độ ăn uống đối với ung thư ruột kết
Chất béo động vật: nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều chất béo động vật là yếu tố nguy cơ cao gây ra ung thư ruột kết. Nguyên nhân đó có thể bao gồm: (1) hấp thụ càng nhiều chất béo thì nguy cơ hoà tan và hấp thu các chất gây ung thư càng lớn. (2) ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng sự bài tiết axit mật trong đường ruột, axit mật lại có sự kích thích và tổn thương tiềm ẩn đối với niêm mạc đường ruột. nếu bị kích thích và tổn thương như vậy trong thời gian dài cũng có thể sinh ra tế bào ung thư và dẫn đến ung thư ruột kết.
1.Hạn chế hay không ăn những thực phẩm có nhiều chất béo và cholesterol bão hoà bao gồm: mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà, mỡ dê, thịt mỡ và dầu cọ, dầu dừa…
2.Dầu thực vật ( dầu lạc, dầu đỗ, dầu vừng ) mỗi người mỗi ngày chỉ dùng 20-30gr (khoảng 2-3 thìa canh)
3.Không ăn hay hạn chế ăn những thực phẩm chiên rán.
4.Ăn một lượng thích hợp những thực phẩm có chứa chất béo không bão hoà như dầu ô liu, cá ngừ.
5.Trong quá trình chế biến thức ăn, tránh làm nóng dầu thực vật và thực phẩm từ động vật.
Lời khuyên thứ 2 về chế độ ăn uống đối với ung thư ruột kết
Chất xơ: tăng lượng hấp thụ chất xơ có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư ruột kết, nguyên nhân của nó có thể là do chất xơ có tính hút nước rất mạnh có thể làm tăng thể tích của phân, giúp phân thành hình và đào thải tốt hơn, và làm giảm nồng độ các chất gây ung thư trong đường ruột, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết.
1.Mỗi ngày bổ sung 30gr chất xơ trở lên.
2.Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như đậu tương, rau của quả tươi, các loại rong biển.
3.Lấy việc duy trì lượng thức ăn chính làm tiền đề, thì có thể thay thức ăn tinh bằng thức ăn thô.
Lời khuyên thứ 3 về chế độ ăn uống đối với ung thư ruột kết
Vitamin và nguyên tố vi lượng: tác dụng không thể coi thường. Nghiên cứu khoa học cho thấy, vitamin A, vitamin C, vitamin E, nguyên tố vi lượng Selen và β-carotene có tác dụng tiềm ẩn đối với việc phòng tránh u ác tính.
1.Ăn nhiều rau củ quả tươi để bổ sung carotene và vitamin C
2.Ăn hạnh đào, lạc, sản phẩm từ sữa để bổ sung vitamin E
3.Chú ý hấp thụ những thực phẩm chứa nhiều nguyên tố vi lượng selen như mạch nha, các loại cá, nấm…